(Baothanhhoa.vn) - Sau nhiều vụ cháy xảy ra trong năm 2022, 2023, nhiều hạ tầng phòng cháy bắt buộc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan chức năng yêu cầu thiết lập. Tuy nhiên, có cảm giác điều này vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cháy và việc phòng cháy!

Sau nhiều vụ cháy xảy ra trong năm 2022, 2023, nhiều hạ tầng phòng cháy bắt buộc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan chức năng yêu cầu thiết lập. Tuy nhiên, có cảm giác điều này vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng.

Cháy và việc phòng cháy!

Liên tiếp trong hai ngày đầu tuần này trên địa bàn TP Thanh Hóa xảy ra hai vụ cháy. Vụ đầu tiên xảy ra ngay giữa ban ngày, nghĩa là khi mà con người còn thức, có sự chủ động để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây cháy. Vụ cháy xảy ra tại phố Ngô Thuyền, phường Quảng Thắng, sát với dự án khu chung cư Bình An, ngọn lửa dữ dội, khói bốc cao hàng chục mét, rất may lực lượng chức năng có mặt kịp thời khống chế không để cháy lan. Vụ thứ hai xảy ra trong đêm sau đó chỉ một ngày tại dãy ki-ốt kinh doanh văn hóa phẩm của Công ty CP Phát hành sách Thanh Hóa trên Đại lộ Lê Lợi thiêu trụi nhiều tài sản bên trong.

Nhìn ngược về trước khoảng 6 tháng, trên địa bàn Thanh Hóa đã xảy ra không ít vụ hỏa hoạn. Xin điểm lại một vài vụ cháy gần nhất: Cuối tháng 7/2024, một vụ cháy liên hoàn xảy ra tại hai xưởng thu mua phế liệu tại tổ dân phố Hưng Thông, phường Quảng Thọ, TP Sầm Sơn. Sau đó nửa tháng, tại thôn Thạch Trung, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương xảy ra vụ cháy xưởng sản xuất, kinh doanh chăn ga gối đệm, khiến một người tử vong. Không đầy một tháng sau khu vực nhà xe của Công ty TNHH Công nghệ thể thao Victory đóng tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân bất ngờ phát lửa bốc cháy dữ dội, thiêu rụi gần 1.000 xe máy...

Cháy và cháy. Con số thiệt hại sau cháy dội lên một nỗi đau và bao trùm một nỗi lo về khoảng trống trách nhiệm của những chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, rộng hơn là cả một cộng đồng dân cư. Trên mạng xã hội những ngày qua nhiều người bày tỏ lo lắng. Điều đó thì đúng rồi, bởi hậu quả của giặc lửa thì quá khủng khiếp. Nhưng dường như cũng chỉ có thế. Vụ cháy kết thúc, mọi việc lại đâu vào đó, người ta lại mặc nhiên với lối sống quen thuộc, đó là thờ ơ và vô cảm, xem như cháy là chuyện của nhà người ta.

Trong hơn một năm qua, với rất nhiều biện pháp được triển khai từ cơ quan chức năng người ta hy vọng giặc lửa sẽ được ngăn lại, nhưng những vụ cháy vẫn chưa thể được ngăn chặn triệt để. Hỏa hoạn được xếp là một trong 3 loại giặc đặc biệt nguy hiểm. Ấy vậy nhưng nhiều người vẫn quan niệm rằng hỏa hoạn là chuyện chẳng may. Vì thế, việc họ quan tâm đầu tiên vẫn là cầu mong may mắn, còn việc đầu tư hạ tầng phòng cháy, chữa cháy thì có cũng tốt, mà không có thì cũng chưa chết cháy ngay được. Thậm chí có người cho rằng, đầu tư hạ tầng phòng cháy tiền trăm, tiền tỷ rồi cũng bỏ không. Chỉ có ai dính vận đen mới bị hỏa hoạn. Những biện pháp phòng cháy là sự nỗ lực của cơ quan chức năng, nhưng nó chỉ có thể phát huy tác dụng khi mà ý thức của con người được nâng cấp đồng bộ.

Đầu tuần này, Quốc hội khóa XV đã thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trước khi thông qua vào cuối Kỳ họp thứ 8. Góp ý dự thảo luật, ĐBQH cho rằng hiện nay nhiều cơ sở không đáp ứng được tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn hoạt động hoặc khi có sự cố mới phát hiện ra các vi phạm. Do đó, cần có những quy định chi tiết hơn về tiến độ kiểm tra định kỳ và công khai, minh bạch kết quả kiểm tra phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh...

Hy vọng với một khung khổ pháp lý mới, mạnh hơn được ban hành sẽ thúc đẩy giám sát của cộng đồng dân cư, chủ những cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ không thể phớt lờ được nữa, để chúng ta không phải thốt lên hai từ cảm thán: Lại cháy!

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]