(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh vừa sơ kết thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) trên địa bàn Thanh Hóa, chỉ ra nhiều vấn đề còn bất cập, mà nếu không tháo gỡ kịp thời, thì sẽ làm chậm “chuyến tàu chuyển đổi số” mà chúng ta đang đặt vào đó rất nhiều kỳ vọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chấm dứt tình trạng trên nóng, dưới lạnh

UBND tỉnh vừa sơ kết thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) trên địa bàn Thanh Hóa, chỉ ra nhiều vấn đề còn bất cập, mà nếu không tháo gỡ kịp thời, thì sẽ làm chậm “chuyến tàu chuyển đổi số” mà chúng ta đang đặt vào đó rất nhiều kỳ vọng.

Chấm dứt tình trạng trên nóng, dưới lạnh

Ảnh minh họa.

Như đã biết, mục tiêu tổng quát của Đề án 06 được Chính phủ đề ra là ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp phục vụ 5 nhóm tiện ích cốt lõi đó là: Giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Sau 1 năm thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 11 trong số 13 nhiệm vụ trọng tâm địa phương chủ trì, triển khai, còn 2 nhiệm vụ chưa xong, trong đó có việc hợp nhất cổng dịch vụ công với hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, để tạo lập thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thanh Hóa.

Đánh giá, thảo luận tại hội nghị, nhiều ý kiến cho biết công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở cấp tỉnh là bài bản, cụ thể, thường xuyên, hiệu quả khá tốt. Trong khi đó sự chuyển biến, tiếp nhận ở nhiều địa phương, đơn vị lại chưa đạt yêu cầu, có nơi còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Đáng nói, một số thành viên tổ công tác, tổ giúp việc Đề án 06 làm việc chưa thực chất. Một số sở, ngành được giao chủ trì, phối hợp, nhưng chỉ đạo còn hời hợt, thiếu kiểm tra, đôn đốc, đánh giá. Tại nhiều UBND cấp huyện, cấp xã người đứng đầu chưa nắm rõ các nội dung để chỉ đạo.

Nội dung Đề án 06 liên quan đến nhiều đơn vị, có những lĩnh vực đặc thù thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của một số sở, ngành. Tuy nhiên, tâm lý của các cơ quan này còn xem đây là nhiệm vụ của ngành công an, dẫn đến nhiều việc chậm tiến độ thực hiện so với quy định.

Hiệu quả mà Đề án 06 đề ra rất rõ ràng, cụ thể, vấn đề ở chỗ phải thực hiện đảm bảo nguyên tắc thì mới đạt được hiệu quả cao nhất. Vậy nên, cần phải sớm chấm dứt tình trạng trên thì nóng, dưới lại lạnh, để thay đổi nhận thức, nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp, từng ngành, từng đơn vị thành viên phải xem việc thực hiện Đề án là nhiệm vụ chung, xóa bỏ tư tưởng “việc anh, việc tôi”, thì mọi việc mới trôi chảy. Chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh có quyết liệt mấy đi chăng nữa nhưng nếu không có sự vào cuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, thì cũng rất khó để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]