“Biến rác thành tiền” vì phụ nữ và trẻ em nghèo
Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên phụ nữ và tạo kinh phí chăm lo cho phụ nữ, trẻ em nghèo, năm 2021, Hội LHPN xã Nông Trường (Triệu Sơn) đã thành lập mô hình “Biến rác thành tiền” và triển khai rộng khắp tại 5 chi hội phụ nữ.
Hội LHPN xã Bình Sơn tặng quà cho trẻ em đặc biệt khó khăn từ Quỹ “Biến rác thành tiền”.
Cứ ngày 15 hằng tháng, các hội viên nòng cốt xã Nông Trường lại đến các hộ gia đình, đi dọc các tuyến đường trong khu dân cư để thu gom phế liệu, ve chai, sau đó mang đến điểm tập kết chung để bán, góp vào "Quỹ mái ấm tình thương” để hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo, trẻ em khó khăn. Hằng năm, Hội LHPN xã rà soát đối tượng và xây dựng kế hoạch hỗ trợ 10 hội viên nghèo và 10 trẻ em khó khăn. Thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, Hội LHPN xã còn dùng quỹ từ gom phế liệu đỡ đầu 1 trẻ mồ côi là cháu Lê Thị Ly, thôn 5, học lớp 6 mồ côi bố mẹ từ năm 2021 đến nay, mỗi năm 3 triệu đồng, giúp con có điều kiện được đến trường học tập, sinh hoạt.
Chị Hoàng Thị Xuân, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: “Thực hiện chương trình “Biến rác thành tiền”, Hội LHPN xã đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của phụ nữ và đông đảo Nhân dân. Việc tuy nhỏ nhưng đã có không ít số phận khó khăn được các cấp hội tiếp sức từ mô hình này. Xuất phát từ tinh thần “tương thân, tương ái” mà các chị em trong chi hội làm, chưa bao giờ các chị em than mệt. Ai làm việc này cũng thấy tràn ngập niềm vui vì giúp được người khác”.
Cháu Nguyễn Văn Thắng, thôn Văn Sơn, xã Hợp Lý có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều năm nay được Hội LHPN xã tặng quà hỗ trợ từ nguồn “Biến rác thành tiền” và vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm theo chương trình “Mẹ đỡ đầu” giúp con có điều kiện đến trường. Thắng là một trong số nhiều trẻ em mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các chi hội, Hội LHPN xã.
Bất kể thời tiết mưa nắng, hễ có người gọi cho vỏ lon, giấy vụn, rác thải nhựa... là các chị em ở các chi hội phụ nữ xã Hợp Lý lại lên đường thu gom về bán lấy tiền giúp đỡ những người khó khăn. Mặc dù số tiền tích góp từ việc bán phế liệu của 6 chi hội không nhiều, khoảng 500 nghìn đồng/tháng, nhưng nhiều chi hội góp lại là một con số không nhỏ được chuyển về Hội LHPN xã. Hội LHPN xã cũng vận động thêm nguồn, tổ chức trao quà cho hội viên khó khăn, trẻ em nghèo khoảng 50 suất vào các dịp lễ, tết, thăm hỏi đột xuất... tổng trị giá hàng chục triệu đồng.
Chị Phạm Thị Toan, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: “Mô hình biến rác thải thành tiền không chỉ tạo nguồn quỹ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em nghèo mà còn góp phần vào việc nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân, tình trạng xả rác thải bừa bãi trong các khu dân cư cũng được khắc phục đáng kể. Qua đó tình cảm hội viên ngày càng gắn kết, phong trào hội hoạt động mạnh hơn”.
Để giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp, duy trì, nâng cao hơn nữa các tiêu chí trong XDNTM, năm 2021 Hội LHPN huyện Triệu Sơn đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng mô hình “Biến rác thành tiền”. Việc làm nòng cốt của mô hình là vận động các chị em phụ nữ đi xin, thu gom rác thải nhựa, ve chai... về bán lấy tiền giúp những hoàn cảnh khó khăn, người nghèo tại địa phương. Mỗi hội viên trong chi hội đều gương mẫu, tích cực hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể như: Phân loại rác thải ngay tại gia đình; đi trên đường gặp rác thải nhựa đều thu gom, mang về tập kết bán gây quỹ. Hội còn đặt thùng phân loại rác thải tại các điểm di tích, nhà văn hóa thôn... để thu gom phế liệu, làm sạch cảnh quan môi trường.
“Biến rác thành tiền” hiện đang là mô hình được các cấp Hội Phụ nữ huyện Triệu Sơn thực hiện rộng rãi, tiêu biểu là Hội LHPN các xã: Hợp Lý, Hợp Tiến, Thọ Bình, Hợp Thành, Thọ Vực, Thọ Dân... Đến nay, toàn huyện có 26 mô hình, bình quân thu gom được 1,4 triệu đồng/quý/xã. Các đơn vị dùng nguồn này thăm hỏi, tặng quà cho phụ nữ, trẻ em nghèo hàng năm hơn 400 suất quà và hỗ trợ đỡ đầu trẻ mồ côi (năm 2022 đỡ đầu 30 trẻ, năm 2023 đỡ đầu 33 trẻ).
Chị Lê Thị Độ, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Những việc tuy nhỏ của hội viên phụ nữ và người dân trên địa bàn huyện qua mô hình “Biến rác thành tiền” không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn cứu giúp bao hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, vai trò của đội ngũ cán bộ phụ nữ trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương được phát huy, đóng góp thiết thực vào XDNTM nâng cao trên địa bàn huyện.
Bài và ảnh: Hà Lê
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2023-12-01 15:01:00
Kết quả bước đầu “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”
Cụm thi đua số 4 tỉnh tặng quà cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại 2 xã Thanh Sơn và Thanh Quân
Chương trình tình nguyện mùa đông tại huyện miền núi Lang Chánh
Hướng đến những mảnh đời khó khăn
Tập huấn nâng cao kỹ năng triển khai hoạt động giảm nghèo về thông tin
Khu dân cư vùng cao xã Yên Nhân vẫn “ngóng” điện lưới
Luật đã cấm, chỉ còn chờ thực hiện nghiêm
Thanh Hoá đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông
Vai trò của thanh niên trong tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình
Vì sao tỷ lệ người dân huyện Nga Sơn sử dụng nước sạch còn thấp?