Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa điều trị thành công ca bệnh Whitmore
Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa vừa điều trị thành công một ca bệnh Whitmore nặng.
Các bác sĩ hội chẩn đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
Cách đây 1 tháng, bệnh nhân nam 36 tuổi (tiền sử không có bệnh lý nền) xuất hiện khối tổn thương sùi loét vùng bẹn trái to dần đã được điều trị ở bệnh viện tuyến huyện nhưng không khỏi. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá trong tình trạng sốt nhiều ngày, bệnh nhân xuất hiện khối tổn thương sưng nề, hoại tử, chảy dịch, mủ, sùi, loét, nham nhở vùng bẹn trái gây đau nhức và hạn chế vận động chân trái.
Tổn thương loét hoạt tử mô, cơ của bệnh nhân trước điều trị đa kháng sinh.
Bệnh nhân nhanh chóng được thực hiện các biện pháp cách ly tại phòng bệnh riêng, làm các xét nghiệm, cấy máu định danh, phân lập vi khuẩn và chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có nhiều ổ nhiễm khuẩn khu trú dạng hoại tử, loét, chảy dịch vùng bẹn trái.
Bác sĩ điều trị thăm khám cho bệnh nhân trước khi ra viện.
Sau hơn 2 tuần điều trị các tổn thương, ổ sùi loét đã khô dần, miệng vết thương liền sẹo tốt, không còn biểu hiện rò dịch viêm, không có điểm hoạt tử.
Chiều 31/3, bệnh nhân ra viện trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, hô hấp - tuần hoàn ổn định, vết mổ liền sẹo tốt.
Các bác sĩ cho biết, bệnh Whitmore (hay còn gọi bệnh Melioidosis) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
Bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc với nguồn đất, nước có chứa vi khuẩn qua các vết trầy xước ngoài da. Những người có sức đề kháng bị suy giảm, có bệnh lý nền như đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gan, thận, bệnh phổi mạn tính có nguy cơ mắc bệnh cao.
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên sâu để được tư vấn, khám, phát hiện và điều trị kịp thời.
Để dự phòng bệnh, cần chú ý đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng...
Tô Hà
{name} - {time}
-
2025-04-02 08:24:00
Đã tiêm được 682.000 mũi vaccine phòng bệnh sởi trên toàn quốc
-
2025-04-02 08:18:00
Hiến máu tình nguyện - vì sinh mệnh của người bệnh
-
2025-04-02 06:44:00
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ 6 du khách ngộ độc rượu trái cây tại Ninh Thuận
Phát hiện mới mở ra hy vọng trong cuộc chiến chống virus SARS‑CoV‑2
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi
Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Cha mẹ thờ ơ tiêm vaccine, nhiều trẻ biến chứng nặng do mắc sởi
Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Cả nước có khoảng hơn 100.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng
Bí quyết tăng cường sức khỏe, chăm chồng suốt 30 năm của cụ bà 74 tuổi