Mối lo ngại của EU về tác hại của công nghệ deepfake tăng lên, đặc biệt là nguy cơ thông tin sai lệch về cuộc bầu cử diễn ra tại 27 quốc gia thành viên của khối từ ngày 6-9/6.

Bầu cử Nghị viện châu Âu: EU kêu gọi các “đại gia” công nghệ chống tin giả

Mối lo ngại của EU về tác hại của công nghệ deepfake tăng lên, đặc biệt là nguy cơ thông tin sai lệch về cuộc bầu cử diễn ra tại 27 quốc gia thành viên của khối từ ngày 6-9/6.

Bầu cử Nghị viện châu Âu: EU kêu gọi các đại gia công nghệ chống tin giả Ảnh minh họa.

Trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới, Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Facebook, TikTok và các “đại gia” công nghệ khác ngăn chặn giả mạo hình ảnh, video bằng công nghệ deepfake và các nội dung khác do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, bằng cách “dán nhãn” độc hại rõ ràng.

Khuyến nghị trên là một phần trong các hướng dẫn mới được Ủy ban châu Âu (EC) ban hành theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA) nhằm giải quyết các rủi ro trước cuộc bầu cử, bao gồm cả thông tin sai lệch.

DSA là một trong các biện pháp nhằm kiểm soát các công ty công nghệ lớn, đặc biệt là liên quan đến việc kiểm duyệt nội dung, theo đó liên minh này đã đưa vào danh sách 22 nền tảng kỹ thuật số “rất lớn” cần kiểm soát, như Instagram, Snapchat, YouTube và X.

Kể từ khi ChatGPT của OpenAI xuất hiện vào cuối năm 2022, mối lo ngại của EU về tác hại của công nghệ này cũng tăng lên, đặc biệt là nguy cơ thông tin sai lệch về cuộc bầu cử diễn ra tại 27 quốc gia thành viên của khối từ ngày 6-9/6.

Trong hướng dẫn mới, EC khẳng định các nền tảng lớn nhất “nên đánh giá và giảm thiểu rủi ro cụ thể liên quan đến AI, chẳng hạn bằng cách dán nhãn rõ ràng cho nội dung do AI tạo ra (chẳng hạn như deepfake).”

EC khuyến nghị các nền tảng lớn nên quảng bá thông tin chính thức về bầu cử.

Theo hướng dẫn mới, các quảng cáo chính trị “nên được dán nhãn rõ ràng như vậy” trước khi một đạo luật cứng rắn hơn về vấn đề này có hiệu lực vào năm 2025.

Ủy ban cũng kêu gọi các nền tảng đưa ra các cơ chế “để giảm tác động của các sự cố có thể xảy ra và ảnh hưởng đáng kể đến kết quả bầu cử hoặc tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu."

Mặc dù các hướng dẫn trên của EC không có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng các nền tảng công nghệ vẫn phải giải thích những biện pháp mà họ đang thực hiện để hạn chế rủi ro nếu không tuân thủ.

EU có thể yêu cầu thêm thông tin và nếu các cơ quan quản lý thấy rằng các công ty công nghệ không tuân thủ đầy đủ, họ có thể tiến hành các cuộc điều tra và có thể dẫn đến các khoản tiền phạt khổng lồ.

EU cho biết sẽ tiến hành kiểm tra các nền tảng liên quan vào cuối tháng 4 tới./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]