(Baothanhhoa.vn) - Để làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (SPHH), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng SPHH vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng SPHH cho hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp

Để làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (SPHH), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng SPHH vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng SPHH cho hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp

Cán bộ Công ty CP Nông sản thực phẩm Việt Hưng, phường An Hưng (TP Thanh Hóa) thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm trước khi cung cấp ra thị trường.

Qua đó, nhiều mô hình sản xuất theo các quy trình tiên tiến, thân thiện với môi trường được hình thành. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng 458,2 ha diện tích sản xuất nông nghiệp được chứng nhận VietGAP; trong đó, rau, quả 329,9 ha; lúa 116 ha... Đi đôi với công tác tuyên truyền, hàng năm công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng SPHH thuộc trách nhiệm quản lý của ngành nông nghiệp được quan tâm thực hiện bảo đảm đúng quy định, các sai phạm được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy, chất lượng SPHH trong lĩnh vực nông nghiệp không ngừng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh, kinh doanh lành mạnh. Sự phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng chặt chẽ, hiệu quả cao góp phần quản lý tốt chất lượng SPHH thuộc trách nhiệm quản lý. Từ đầu năm đến ngày 15-5-2020, các đơn vị có liên quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện 6 cuộc thanh tra và 1 cuộc kiểm tra theo kế hoạch đối với 133 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SPHH trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát hiện và xử lý 7 tổ chức, cá nhân vi phạm về chất lượng SPHH nông sản, thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng SPHH vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh các SPHH thuộc đối tượng quản lý của ngành nông nghiệp phần lớn là nhỏ và vừa, nên việc đầu tư trang thiết bị sản xuất và quản lý chất lượng tại cơ sở còn khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng SPHH. Nhận thức của một số cơ sở, người sản xuất còn hạn chế nên khó khăn trong công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm. Việc kiểm tra, xác định chất lượng sản phẩm về thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm nông, lâm, thủy sản còn nhiều khó khăn do các trang thiết bị phân tích, kiểm nghiệm của tỉnh còn hạn chế. Do tính chất đặc thù của ngành nông nghiệp, có lĩnh vực mang tính chất thời vụ, đơn cử, như: Giống cây trồng mỗi năm cung ứng ra thị trường 2 vụ. Trong khi, theo quy định mỗi năm chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra không quá 1 lần đối với doanh nghiệp thì sẽ khó khăn trong việc quản lý chất lượng giống cây trồng.

Việc quản lý chất lượng SPHH là hoạt động bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước đối với chất lượng SPHH trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Do đó, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hoạt động này. Tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng SPHH cho cán bộ làm công tác quản lý lĩnh vực này. Đầu tư trang thiết bị chuyên ngành cho các phòng thí nghiệm phục vụ công tác kiểm tra, giám định chất lượng SPHH từ khâu sản xuất đến tiêu dùng. Tích cực kiểm tra chất lượng SPHH lưu thông trên thị trường, hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm trong quá trình sản xuất; chú trọng công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất và tổng kiểm tra theo các chuyên đề. Nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh của các doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, đa dạng hóa các hình thức chế biến kéo dài thời gian sử dụng và thực hiện các giải pháp bảo quản sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]