(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, do tác động của dịch bệnh COVID-19, các mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn thực phẩm (ATTP) của tỉnh Thanh Hóa đều đạt thấp so với kế hoạch. Do vây, hiện các đơn vị, địa phương đang tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về ATTP năm 2021.

Nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu an toàn thực phẩm năm 2021

Thời gian qua, do tác động của dịch bệnh COVID-19, các mục tiêu, chỉ tiêu về an toàn thực phẩm (ATTP) của tỉnh Thanh Hóa đều đạt thấp so với kế hoạch. Do vây, hiện các đơn vị, địa phương đang tập trung chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về ATTP năm 2021.

Nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu an toàn thực phẩm năm 2021Bếp ăn tập thể Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh, thực hiện các chỉ tiêu ATTP được giao tại Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 1-1-2021 của UBND tỉnh, ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khảo sát, đánh giá, lựa chọn các đơn vị đáp ứng yêu cầu để triển khai xây dựng 2 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, gồm: 1 chuỗi rau quả và 1 chuỗi thủy sản. Sở Công Thương đang khảo sát, đánh giá chợ Chuối, huyện Nông Cống để triển khai xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định tại TCVN 11856:2017. Sở Y tế đã chủ động hướng dẫn, công nhận 5 bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP tại Trường Tiểu học Định Bình, huyện Yên Định; Trường Mầm non Thiệu Hòa, huyện Thiệu Hóa; Trường Mầm non Sơn Ca, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa; Công ty TNHH Dụng cụ thể thao SUNRISE, huyện Hoằng Hóa; Công ty TNHH Hug Vina, huyện Yên Định.

Ở cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố đang chỉ đạo xây dựng 135/136 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Trong đó có 23 chuỗi đã hoàn thành (5 chuỗi lúa gạo, 8 chuỗi rau, quả, 8 chuỗi thịt gia súc, gia cầm, 2 chuỗi thủy sản), đạt 16,9% so với kế hoạch; sản lượng thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua các chuỗi ước đạt 240.244/485.893 tấn, đạt 49,4% so với kế hoạch; 74/70 cơ sở giết mổ đáp ứng quy định về ATTP, trong đó có 25 cơ sở giết mổ xây dựng hoàn thành, đạt 35,7% so với kế hoạch; 59/59 chợ kinh doanh thực phẩm, trong đó có 6 chợ được đánh giá, công nhận chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 và Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND, đạt 10,2% so với kế hoạch; 31/31 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, trong đó có 8 cửa hàng đã hoàn thành, đạt 25,8% so với kế hoạch; 27/20 bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP, trong đó có 11 bếp ăn đã được công nhận bảo đảm ATTP, đạt 55% so với kế hoạch. Toàn tỉnh đang triển khai xây dựng 131/129 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP; trong đó có 1 xã đã được công nhận đạt tiêu chí ATTP (thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy); 40 xã đạt 4/4 tiêu chí; 68 xã đạt 3/4 tiêu chí; 19 xã đạt 2/4 tiêu chí và 3 xã đạt 1/4 tiêu chí.

Toàn tỉnh đã thành lập 997 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành; tiến hành kiểm tra 16.556 cơ sở; trong đó, có 15.800 cơ sở đạt yêu cầu, chiếm 95,4%; phát hiện 756 cơ sở vi phạm, chiếm 4,6%; xử phạt vi phạm hành chính 545 cơ sở với số tiền phạt gần 2.080 triệu đồng, nhắc nhở 211 cơ sở (giảm 2.019 cơ sở được kiểm tra, 392 cơ sở vi phạm bị xử phạt, 814 triệu đồng tiền phạt so với cùng kỳ năm 2020)... Toàn tỉnh đã lấy 2.013 mẫu thực phẩm để xét nghiệm, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường; phát hiện 119 mẫu vi phạm (chiếm 5,9%)...

Tuy nhiên, việc thực hiện các chỉ tiêu về ATTP tại một số địa phương chưa kịp thời. Việc duy trì các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn chưa đảm bảo tính bền vững, nhất là việc duy trì điều kiện đảm bảo ATTP tại các chợ đã được công nhận. Công tác quản lý chất lượng, ATTP đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu tại các cửa khẩu, biên giới gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn tình trạng hoạt động trở lại của các tụ điểm kinh doanh thực phẩm tự phát, không đảm bảo điều kiện ATTP. Tỷ lệ mẫu thực phẩm vi phạm các chỉ tiêu về ATTP còn cao (5,9%); vẫn còn tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm ngoài danh mục cho phép; kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.

Từ nay đến cuối năm, tỉnh Thanh Hóa tập trung chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ về ATTP được giao. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và Nhân dân về ATTP; tập trung tuyên truyền các mô hình, điển hình trên phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, hệ thống thông tin quản lý ATTP của tỉnh, trang thông tin điện tử của các ngành, địa phương, đơn vị và doanh nghiệp. Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý điều kiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP; cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ theo phân công, phân cấp. Chủ động lấy mẫu giám sát ATTP nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn. Tăng cường hoạt động kết nối cung cầu, khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn; đẩy mạnh xây dựng các vùng sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn được chứng nhận theo quy trình thực hành tốt (GAP), tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP)..., góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Hà Bắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]