Ấn Độ và Nga hướng tới mục tiêu thương mại song phương 100 tỷ USD vào năm 2030
Ấn Độ và Nga nỗ lực tăng cường thương mại bằng đồng rupee-ruble, để thay thế cho các cơ chế thanh toán quốc tế đã bị hạn chế do các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Moskva ngày 8/7/2024. (Ảnh: ANI/TTXVN)
Ấn Độ đang tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế với Nga ngay cả khi nước này đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Hai nước đã đặt ra mục tiêu thương mại song phương đầy tham vọng là 100 tỷ USD vào năm 2030, tăng 50% so với mức 66 tỷ USD hiện tại.
Thủ tướng Narendra Modi đã thăm Nga trong tháng này để tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên của hai nước.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, và mối quan hệ kinh tế của hai nước là chủ đề nổi bật trong trong các cuộc thảo luận với Tổng thống Vladimir Putin.
Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Vinay Kwatra cho biết ông Modi "đã nêu lên nhu cầu mở rộng giỏ hàng hóa thương mại giữa hai nước, và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho hàng hóa Ấn Độ, cả trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp."
Ông Ajay Srivastava, đồng sáng lập của Tổ chức nghiên cứu thương mại toàn cầu (GTRI), cho biết mặc dù mục tiêu thương mại 100 tỷ USD có vẻ khả thi, nhưng mối quan tâm chính của Ấn Độ là về việc kiểm soát thâm hụt thương mại 57 tỷ USD và tìm kiếm một cơ chế thanh toán hiệu quả cho các giao dịch với Nga.
Trong năm tài chính kết thúc vào tháng Ba, xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga chỉ đạt 4,26 tỷ USD, trong khi nhập khẩu, chủ yếu là dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, đạt 61,43 tỷ USD, tổng cộng 65,69 tỷ USD và nghiêng mạnh về phía Nga. Tổng giá trị thương mại này cũng tăng 33% so với mức 49,36 tỷ USD của năm trước.
Ông Srivastava cho biết đã có sự gia tăng mạnh mẽ trong nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga, dẫn đến sự mất cân bằng thương mại đáng chú ý." Ông cho hay thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Nga tăng từ 2,8 tỷ USD vào năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021 (trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine) lên 57,2 tỷ USD hiện nay.
Theo báo cáo của GTRI, dầu thô và sản phẩm dầu mỏ chiếm 88% trong nhập khẩu từ Nga của Ấn Độ. Ông Srivastava lưu ý về mặt tích cực, Ấn Độ đang mua dầu của Nga với giá thấp hơn thị trường và "điều này giúp cắt giảm tổng hóa đơn nhập khẩu dầu của Ấn Độ."
Hai nước đang nỗ lực tăng cường thương mại bằng đồng rupee-ruble, để thay thế cho các cơ chế thanh toán quốc tế đã bị hạn chế do các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga.
Ấn Độ đang tìm cách khai thác các cơ hội xuất khẩu lớn hơn như cung cấp các loại hàng hóa mà Nga không thể có được từ các nước khác do các lệnh trừng phạt. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Sunil Barthwal cho biết nước này đang xem xét xuất khẩu các mặt hàng như điện tử, sản phẩm kỹ thuật và các mặt hàng khác, cũng như nhập khẩu dầu mỏ.
Ấn Độ cũng đã yêu cầu Nga xem xét “một số rào cản phi thuế quan” mà các nhà xuất khẩu của nước này phải đối mặt, chủ yếu trong các lĩnh vực như hải sản và dược phẩm.
Lãnh đạo hai nước cũng thảo luận về việc thúc đẩy thỏa thuận thương mại giữa Ấn Độ và Liên minh Kinh tế Á-Âu, mà hai nước đã tổ chức một vòng đàm phán. Sau cuộc gặp giữa ông Modi và ông Putin, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ dự đoán việc này sẽ được đẩy nhanh trong những tháng tới.
Dữ liệu sơ bộ từ các cơ quan theo dõi thương mại Kpler và LSEG cho thấy, trong tháng 4/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều dầu của Nga, song lại giảm nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia.
Các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ đã tận dụng cơ hội mua dầu của Nga kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022 khiến phương Tây và Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt.
Dữ liệu cho thấy, quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, Ấn Độ đã tăng lượng mua vào trong tháng 4/2024 thêm 13-17% so với các tháng trước. Dữ liệu cho thấy nhập khẩu dầu từ Iraq của nước này giảm 20-23%.
Dữ liệu LSEG cho thấy trong tháng 5/2024, nhập khẩu dầu từ Nga của nước này dự kiến giảm xuống 1,1 triệu thùng/ngày từ mức 1,75 triệu thùng/ngày trong tháng Tư./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 14:05:00
Ukraine có thể “không còn tồn tại” vào năm 2025
-
2025-01-15 10:37:00
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chống tăng Nag Mark 2
-
2024-07-29 12:11:00
Ông Nicolas Maduro tái đắc cử Tổng thống Venezuela
Singapore vượt Nhật Bản dẫn đầu bảng xếp hạng quyền lực hộ chiếu toàn cầu
Bầu cử Mỹ: Chiến dịch tranh cử của bà Harris nhận được số tiền đóng góp lớn
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga ủng hộ Malaysia gia nhập Nhóm BRICS
Thiếu lao động đang là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất với nước Đức
Malaysia đã gửi đơn đề nghị gia nhập BRICS
EU xác định 7 nước thành viên vi phạm quy định ngân sách
Phát hiện trường hợp đầu tiên sử dụng doping tại Olympic Paris 2024
Nga phản ứng trước việc Liên minh châu Âu chuyển tài sản đóng băng cho Ukraine
Pháp: Hệ thống tàu cao tốc bị tấn công ngay trước lễ khai mạc Olympic Paris