(Baothanhhoa.vn) - Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện nhiều trang “chống vắc-xin”, “anti vắc-xin”, “tẩy chay vắc-xin”... đưa ra hàng loạt thông tin sai lệch về hiệu quả của vắc-xin, “kêu gọi” tẩy chay tiêm phòng vắc-xin cho trẻ nhỏ sau một vài ca tai biến sau tiêm chủng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tẩy chay tiêm chủng vắc-xin – hệ lụy khôn lường

Tẩy chay tiêm chủng vắc-xin – hệ lụy khôn lường

Trong đợt triển khai điểm tiêm vắc-xin ComBE Five thay thế vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem tại 18 xã/9 huyện mới đây, tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp so với kế hoạch.

Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện nhiều trang “chống vắc-xin”, “anti vắc-xin”, “tẩy chay vắc-xin”... đưa ra hàng loạt thông tin sai lệch về hiệu quả của vắc-xin, “kêu gọi” tẩy chay tiêm phòng vắc-xin cho trẻ nhỏ sau một vài ca tai biến sau tiêm chủng.

Theo các chuyên gia y tế, chính sự lo ngại dẫn tới sự e dè của các bậc phụ huynh trong việc tiêm phòng cho trẻ đang là một nguy cơ có thể dẫn đến bùng phát dịch bệnh bất kỳ lúc nào. Khi đó, hậu quả để lại sẽ rất lớn, hàng loạt trẻ nhỏ phải nhập viện do những căn bệnh hoàn toàn có thể phòng được bằng cách tiêm vắc-xin, như quai bị, chân tay miệng, sởi, viêm não Nhật Bản,... đặc biệt là sởi bắt đầu quay lại bùng phát gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng, nhất là trẻ nhỏ.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2019 đến nay, dịch sởi bùng phát mạnh, tăng gấp 14 lần so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài nguyên nhân chu kỳ dịch 5 năm/lần thì một nguyên nhân quan trọng khác khiến dịch sởi bùng phát là tình trạng người dân không đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi, dù đây là vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Ngoài sởi, các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, rubella và ho gà cũng đang có những diễn biến phức tạp trên cả nước, do người dân quay lưng lại với vắc-xin. Nếu tình trạng này lan rộng, những dịch bệnh tưởng như đã được khống chế hàng chục năm trước sẽ quay trở lại và chúng ta sẽ phải trả giá bằng sinh mạng của hàng loạt trẻ em.

Bài học đau lòng về thời điểm dịch sởi bùng phát tại nước ta vào cuối năm 2013 đầu năm 2014 đã khiến hàng ngàn trẻ em mắc bệnh và hơn 100 trẻ tử vong. Đó là hậu quả chưa từng có từ khi vắc-xin phòng sởi được đưa vào tiêm chủng rộng rãi và là lần bùng phát dịch nghiêm trọng nhất sau 3 năm Việt Nam tuyên bố không còn xảy ra dịch sởi. Trong số trẻ mắc sởi có đến hơn 80% trẻ không được tiêm vắc-xin, là hậu quả của trào lưu tẩy chay vắc-xin. Với những nhận định vô căn cứ và thiếu tính khoa học như: Tiêm vắc-xin là tiêm chất độc vào cơ thể trẻ, trong vắc-xin chứa hàng loạt chất nguy hại như thủy ngân, kim loại nặng; thậm chí, vu khống rằng việc ra đời vắc-xin là nhằm giúp các công ty dược kiếm tiền..., phong trào “anti vắc-xin” đã lôi kéo hàng ngàn người tham gia trên mạng xã hội, đã có nhiều bậc cha mẹ từ chối tiêm vắc-xin cho con. Tháng 1-2019, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp “anti vắc-xin” vào danh sách 10 mối hiểm họa đe dọa sức khỏe toàn cầu. Anti vắc-xin cũng đang được xem là một “bệnh dịch ảo” mà giải pháp đối phó hữu hiệu nhất chính là sự tỉnh táo của các bậc phụ huynh.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, hiện đã xuất hiện các vùng lõm về tiêm chủng khi tỷ lệ tiêm chủng không đạt như mục tiêu, khiến một số bệnh truyền nhiễm đã trở lại như: Năm 2018 cả tỉnh có 13 trẻ mắc ho gà, thì chỉ 3 tháng đầu năm 2019, đã có đến 26 trẻ mắc ho gà. Nguyên nhân là do trẻ không được tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin phòng bệnh. Tỷ lệ tiêm phòng các bệnh sởi - rubella chỉ đạt 87,3%, thấp hơn so với tỷ lệ tiêu chuẩn 90%, một số địa phương đạt tỷ lệ tiêm chủng rất thấp như Tĩnh Gia (62,7%), Nông Cống (73,9%)... Trong đợt triển khai điểm tiêm vắc-xin ComBE Five thay thế cho vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem tại 18 xã/9 huyện mới đây tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp so với kế hoạch, đạt 119 trẻ/471 trẻ sau rà soát của 1.221 trẻ trong độ tuổi đủ 3 tháng tuổi tiêm mũi 2 và 4 tháng tuổi tiêm mũi 3.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, việc bài trừ vắc-xin không chỉ làm giảm sức đề kháng ở trẻ nhỏ, mà còn kéo giảm sức miễn dịch của cả cộng đồng. Một cộng đồng nếu có từ 90 đến 95% công dân được tiêm ngừa vắc-xin thì sức đề kháng của cả cộng đồng đó được nâng cao. Tỷ lệ này càng thấp, có nghĩa là trong cộng đồng có khoảng trống người không được tiêm ngừa, dẫn đến dễ phát tán mầm bệnh, làm lây nhiễm cho những người xung quanh khiến lá chắn phòng dịch biến mất, tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn, virus biến thể, dẫn đến những biến chứng khó lường trong quá trình điều trị. Đây cũng là tác nhân gây nên bùng phát dịch khó kiểm soát.

Trao đổi với Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, được biết: Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai từ nhiều năm nay ở tỉnh ta đã khẳng định được hiệu quả và tính ưu việt trong việc phòng tránh các bệnh nói chung, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nói riêng theo thời điểm, theo mùa như lao, viêm gan B, bại liệt, sởi - rubella, tả, thương hàn, viêm não Nhật Bản, uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc-xin cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng của tỉnh liên tục tăng cao.

Để nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho trẻ em, nhất là những loại vắc-xin mới được đưa vào tiêm chủng, định kỳ, ngành y tế đã chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, thực hiện tiêm chủng trên địa bàn tỉnh. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chỉ đạo trạm y tế các xã, phường, thị trấn tiếp tục rà soát và cập nhật đối tượng, xây dựng kế hoạch, lọc đối tượng trùng lặp, thực hiện quy trình tiêm 4 bước trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo quy định và tăng cường bảo đảm công tác an toàn trong tiêm chủng.

Hà Phương


Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]