(Baothanhhoa.vn) - Kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và phát triển toàn cầu hiện nay. Kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia nào. Ngày càng có nhiều bệnh nhiễm trùng - như viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella - trở nên khó điều trị hơn vì các kháng sinh được sử dụng để điều trị chúng trở nên kém hiệu quả. Kháng kháng sinh dẫn đến thời gian nằm viện lâu hơn, chi phí y tế cao hơn và tỷ lệ tử vong tăng.

Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa

Kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và phát triển toàn cầu hiện nay. Kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia nào. Ngày càng có nhiều bệnh nhiễm trùng - như viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella - trở nên khó điều trị hơn vì các kháng sinh được sử dụng để điều trị chúng trở nên kém hiệu quả. Kháng kháng sinh dẫn đến thời gian nằm viện lâu hơn, chi phí y tế cao hơn và tỷ lệ tử vong tăng.

Không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa

Nguyên nhân kháng thuốc:

- Sử dụng kháng sinh không phù hợp: Tự mua kháng sinh về điều trị không phù hợp với chủng vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh; sử dụng dưới liều, quá liều kháng sinh; lạm dụng thuốc...

- Công tác phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm không hiệu quả làm gia tăng sự lan truyền của vi khuẩn kháng thuốc;

- Công tác giám sát kháng thuốc tại các cơ sở y tế thực hiện chưa đầy đủ, chưa thường xuyên; thiếu cơ sở xét nghiệm để xác định chính xác vi sinh vật kháng thuốc, nhiễm khuẩn trong bệnh viện, lây nhiễm chéo… …

- Mức độ và tốc độ kháng thuốc gia tăng đáng báo động do tình trạng sử dụng kháng sinh không theo chỉ định, mua bán tùy tiện, dẫn đến việc kháng thuốc, làm tăng chi phí điều trị, tăng gánh nặng cho xã hội.

- Nhà thuốc bán ra mà không có đơn thuốc của bác sĩ.

Chúng ta có thể làm gì? Trong cuộc chiến này bạn có thể làm gì?

- Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn thuốc của bác sĩ.

- Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước hoặc không chia sẻ, dùng chung thuốc kháng sinh của mình cho người khác.

- Không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu bác sĩ nói rằng bạn không cần chúng.

- Luôn luôn làm theo lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng kháng sinh.

- Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thường xuyên rửa tay, chuẩn bị thực phẩm hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, thực hành tình dục an toàn và tiêm chủng đầy đủ.

- Chuẩn bị thực phẩm hợp vệ sinh, tuân theo 5 nguyên tắc an toàn thực phẩm của WHO (giữ sạch, thực phẩm sống và chín để riêng, nấu chín kỹ, giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn, sử dụng nguồn nước và nguyên liệu an toàn) và chọn thực phẩm được sản xuất mà không sử dụng kháng sinh cho kích thích tăng trưởng hoặc thuốc diệt côn trùng.

Cán bộ y tế phải làm gì?

- Chấm dứt sử dụng quá mức và sai mục đích thuốc kháng sinh bằng cách:

+ Chỉ kê đơn và phát thuốc kháng sinh khi cần thiết và theo hướng dẫn hiện hành.

+ Giáo dục bệnh nhân về cách sử dụng thuốc kháng sinh và sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

+ Tiêu hủy đúng cách thuốc kháng sinh hết hạn và chưa sử dụng.

- Ngăn ngừa sự lây truyền nhiễm khuẩn bằng cách:

+ Thực hiện tiêm chủng cho bệnh nhân đúng thời hạn.

+ Đảm bảo bàn tay, dụng cụ và môi trường luôn sạch.

+ Phối hợp với các cán bộ khác để tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Hãy chấm dứt lạm dụng và sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách; chỉ sử dụng kháng sinh khi có đơn thuốc bác sĩ; không hành động hôm nay ngày mai không có thuốc chữa!

Hà Phương (Tổng hợp)


Hà Phương (Tổng Hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]