Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho côn trùng và một số loại vi khuẩn phát triển mạnh, dẫn đến nguy cơ bùng phát các dịch bệnh cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu... Ðể phòng, chống dịch bệnh mùa hè, Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân đã chủ động trong công tác chuẩn bị, sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc cho công tác phòng, chống dịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho côn trùng và một số loại vi khuẩn phát triển mạnh, dẫn đến nguy cơ bùng phát các dịch bệnh cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu... Ðể phòng, chống dịch bệnh mùa hè, Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân đã chủ động trong công tác chuẩn bị, sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc cho công tác phòng, chống dịch.

Huyện Thường Xuân chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em ở Trạm Y tế xã Vạn Xuân (Thường Xuân).

Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hộ gia đình và cộng đồng về công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè thông qua các hình thức như họp tổ dân phố, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, phát tờ rơi, hệ thống loa truyền thanh. Bên cạnh đó, trung tâm tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động chuyên môn ở tuyến cơ sở, phân công cán bộ kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống dịch ở 17 xã, thị trấn; tập trung tuyên truyền phòng bệnh tay chân miệng, các loại bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, dịch tiêu chảy, bệnh dại, sốt xuất huyết, HIV/AIDS... ở các xã, thị trấn, các đơn vị, trường học trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, trung tâm đã tăng cường hoạt động điều tra, giám sát mạng lưới y tế từ huyện đến thôn, bản, đồng thời chuẩn bị trang thiết bị, thuốc, hóa chất, như: 500 kg Cloramin B, 100 lít Bermethrin, 200 kg các loại phèn chua, 4.000 viên lọc nước khẩn cấp; thành lập các đội phòng, chống dịch bệnh cơ động phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện khi có dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, trung tâm tổ chức 4 lớp tập huấn, đào tạo nâng cao công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống thảm họa thiên tai, an toàn tiêm chủng, phòng, chống sốc phản vệ khi tiêm phòng cho 130 cán bộ y, bác sĩ trung tâm y tế huyện và trạm y tế các xã, thị trấn; phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện trong việc điều tra, xác minh, lấy mẫu bệnh phẩm các ca bệnh nghi ngờ làm xét nghiệm nhằm phát hiện sớm, xác định, chẩn đoán để điều trị và bao vây khoanh vùng ổ dịch; phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trong công tác phòng, chống dịch bệnh...

Theo ghi nhận, từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn huyện Thường Xuân có 6 ca mắc bệnh sởi, 23 ca thủy đậu, 4 ca bệnh tay chân miệng, 87 ca tiêu chảy do vi rút trẻ em. Theo ông Cầm Bá Thắng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân, để chủ động phòng, chống dịch bệnh, người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng...

Bài và ảnh: Khắc Công


Bài Và Ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]