(Baothanhhoa.vn) - Thông thường với người Việt Nam tuổi dậy thì bình thường ở trẻ gái là 10-13 tuổi, còn ở trẻ trai là 11-14 tuổi. Trẻ em dậy thì sớm sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chiều cao và đời sống tâm lý của trẻ và gia đình. Điều đáng chú ý là gần đây tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em đang có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân phức tạp, đôi khi khó xác định căn nguyên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dậy thì sớm ở trẻ em cần được quan tâm

Thông thường với người Việt Nam tuổi dậy thì bình thường ở trẻ gái là 10-13 tuổi, còn ở trẻ trai là 11-14 tuổi. Trẻ em dậy thì sớm sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chiều cao và đời sống tâm lý của trẻ và gia đình. Điều đáng chú ý là gần đây tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em đang có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân phức tạp, đôi khi khó xác định căn nguyên.

Dậy thì sớm ở trẻ em cần được quan tâm

Bác sĩ tư vấn cách chăm sóc trẻ dậy thì sớm cho cha mẹ.

Có mặt tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, chúng tôi gặp không ít trường hợp phụ huynh đưa con đi khám khi phát hiện những trường hợp bất thường trên cơ thể trẻ. Chị Lê Thị Nga (huyện Hoằng Hóa), cho biết: Tôi biết đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em qua các phương tiện truyền thông. Do đó, khi thấy con gái 6 tuổi có những biểu hiện bất thường, kêu đau ngực, chiều cao tăng nhanh, tôi đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Hay như chị Cao Huyền Trâm, TP Thanh Hóa chia sẻ: Thấy con trai mới lên 8 tuổi đã vỡ giọng, cao lớn hơn các bạn cùng tuổi, thời gian gần đây, cơ thể lại có sự thay đổi giống người trưởng thành. Nghi ngờ cháu phát triển dậy thì sớm nên tôi đã đưa đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con thì được biết cháu có biểu hiện dậy thì sớm. Đây là hai trong số nhiều trường hợp phụ huynh đã quan tâm, phát hiện trẻ có những biểu hiện khác thường và đưa đến bệnh viện kiểm tra. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, những năm gần đây qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều phụ huynh đã biết về tình trạng dậy thì sớm ở trẻ và đã có sự quan tâm hơn đến sự phát triển về hình thể, tâm sinh lý của trẻ. Do đó, hầu như ngày nào cũng có phụ huynh đưa trẻ đến kiểm tra về những phát triển bất thường trên cơ thể trẻ. Theo thông tin từ Khoa Nội tiết - Dị ứng - Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, thì Bệnh viện Nhi Thanh Hóa triển khai, tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị dậy thì sớm cho trẻ từ năm 2013. Những năm gần đây số bé phát hiện và được điều trị dậy thì sớm tại khoa có chiều hướng gia tăng và bắt đầu sớm hơn trước. Nếu như năm 2013, khoa chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm cho 5 bé, thì đến năm 2018, khoa đã phát hiện và điều trị cho trên 20 trẻ, nhiều bé phát hiện dậy thì sớm khi mới 4 tuổi.

Dậy thì là một giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang giai đoạn trưởng thành, nó đánh dấu thời điểm con người bắt đầu có khả năng sinh sản. Ở giai đoạn này trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát và có sự thay đổi của hệ sinh dục từ còn non sang hệ sinh dục trưởng thành. Theo các chuyên gia, dậy thì sớm ở trẻ em được phân thành 2 loại là dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên. Dậy thì sớm ngoại biên (dậy thì sớm giả) khi không có sự thuần thục của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục, nguyên nhân do bệnh lý như u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, u tinh hoàn, u tuyến thượng thận... tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, cần lập tức tiến hành điều trị và phẫu thuật. Còn dậy thì sớm trung ương (dậy thì sớm thật) là quá trình dậy thì giống như dậy thì bình thường nhưng được hoạt hóa sớm hơn của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục và thường gặp ở bé gái (70%) hơn bé trai. Dậy thì sớm trung ương đang có chiều hướng gia tăng, cần được sự quan tâm của gia đình và xã hội. Trẻ có biểu hiện dậy thì sớm cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và có thể điều trị bằng thuốc. Hiện nay có nhiều trẻ chưa xác định cụ thể được nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dậy thì sớm ở trẻ là một quá trình tương đối phức tạp liên quan đến trục hạ đồi tuyến yên, tuyến sinh dục. Và tuổi dậy thì liên quan đến yếu tố dinh dưỡng như: Chế độ ăn giàu năng lượng, một số đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, ăn thức ăn có chứa các chất kích thích thúc đẩy quá trình tăng trưởng nhanh ở gia súc, gia cầm, các cây lương thực, rau củ quả... lạm dụng thuốc bổ cho trẻ có thể là nhân tố gây dậy thì sớm. Bên cạnh đó, các vấn đề xã hội, môi trường sống, phim, hình ảnh... có yếu tố gợi ý về quan hệ giới tính cũng làm tăng khả năng dậy thì sớm ở trẻ.

Dậy thì sớm khiến trẻ em phải đối mặt với những sự thay đổi lớn của cơ thể trong khi các em còn quá nhỏ tuổi, sự hiểu biết về xã hội chưa nhiều, việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân sẽ gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, mang hình hài một người phụ nữ hay một người đàn ông trong tâm hồn trẻ thơ sẽ vô cùng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ sẽ dễ bị những hành động quấy rối, nên có thể bị lạm dụng tình dục, nhất là bé gái. Dậy thì sớm còn ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, do tăng trưởng nhanh, xương của trẻ phát triển rất nhanh nhưng sẽ sớm ngừng tăng trưởng bởi hiện tượng đóng đầu xương sớm - sau dậy thì, xương gần như không phát triển nữa, hậu quả sẽ làm trẻ lùn khi trưởng thành. Do đó, khi phát hiện con dậy thì sớm cha mẹ không nên tự tiêm thuốc hoormone ức chế sự phát triển mà cần đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị. Bác sĩ CKII Nguyễn Duy Thái, Trưởng Khoa Nội tiết - Dị ứng - Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: Để xác định dậy thì sớm, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, đánh giá cẩn thận bằng các kỹ thuật như xét nghiệm máu, nước tiểu giúp định lượng nồng độ hormone bất thường; chụp X-quang tuổi xương giúp xác định tốc độ trưởng thành của xương, siêu âm giúp phát hiện các khối u có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ sọ não để tìm nguyên nhân. Các bé được chẩn đoán dậy thì sớm sẽ được điều trị ức chế dậy thì từ khi phát hiện cho đến khi ổn định về trạng thái phát triển bình thường, thường là đến khi 11-12 tuổi. Việc điều trị rất đơn giản nhưng cần được thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ. Khi phát hiện trẻ dậy thì sớm, các bậc cha mẹ cần giải thích cho con hiểu vì sao bé lại phát triển sớm hơn các bạn và trang bị cho con những kiến thức cần thiết để ứng xử phù hợp với tình trạng này. Đặc biệt, cha mẹ cần thường xuyên tâm sự, chia sẻ với trẻ những cảm giác lo lắng mà trẻ có nhằm giải tỏa gánh nặng về tâm lý, tránh nảy sinh những hậu quả nghiêm trọng.

Bài và ảnh: Nguyễn Thùy


Bài Và Ảnh: Nguyễn Thùy

Từ khóa: dậy thì

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]