(Baothanhhoa.vn) - Sáng 14-9, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật những tháng cuối năm và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

Sáng 14-9, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật những tháng cuối năm và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh sau hội nghị trực tuyến.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng các sở, ngành và địa phương có liên quan trong tỉnh dự.

Từ đầu năm đến nay, trên phạm vi toàn quốc đã xảy ra nhiều ổ dịch về cúm gia cầm, lở mồm long móng, bệnh tai xanh trên lợn, bệnh dại ở động vật và ở người. Đáng chú ý, từ cuối năm 2017 đến nay đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, trong đó có Trung Quốc, do vậy Việt Nam là nước có nguy cơ lây nhiễm cao. Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh động vật nói chung và bệnh dịch tả lợn Châu Phi nói riêng, thời gian qua, các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh. Nhờ đó, trong 8 tháng năm 2018, cả nước có 166 cơ sở chăn nuôi và 11 vùng được công nhận an toàn dịch bệnh. Hiện, toàn quốc có 50 cấp vùng và 1.092 cơ sở an toàn dịch bệnh. Đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, do đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra và hiện chưa có vắc-xin, thuốc điều trị. Vì vậy, thực hiện các giải pháp ngăn chặn, trong đó tập trung vào các giải pháp, như: Kiểm soát vận chuyển; quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học; chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh...

Tại Thanh Hóa, từ đầu năm 2018 đến nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được kiểm soát, khống chế có hiệu quả, không có ổ dịch nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm và động vật, thủy sản xảy ra. Để bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là vào những tháng cuối năm, Thanh Hóa đã chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện sớm công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thu đông. Đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, các địa phương trong tỉnh đã chủ động phối hợp với đơn vị thú y để tuyên truyền, cảnh báo đến các chủ trang trại, hộ chăn nuôi về tính nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi; chủ động theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương nếu nghi ngờ hoặc phát hiện lợn với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh dịch tả lợn Châu Phi; chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ về thú y đối với việc vận chuyển, tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã nêu rõ vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với nền nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường, dịch bệnh. Đồng chí nhấn mạnh, để ngành chăn nuôi phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song quan trọng nhất vẫn là công tác phòng, chống dịch bệnh. Do vậy đồng chí yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chú trọng công tác phòng, chống các loại dịch bệnh, trong đó, tập trung vào một số giải pháp, như: Nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin về dịch bệnh từ các nước khu vực lân cận; nghiêm cấm việc vận chuyển giết mổ đối với sản phẩm con nuôi bị nhiễm bệnh; giám sát chặt chẽ các sản phẩm chăn nuôi tại các cửa khẩu, khu vực biên giới; tổ chức chặt chẽ công tác giám sát, giết mổ, chung chuyển vật nuôi; chú trọng công tác tiêu độc khử trùng đối với vùng bị nhiễm dịch và có nguy cơ nhiễm dịch cao. Đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, cần tập trung thực hiện các biện pháp phòng dịch, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hành chăn nuôi tốt; không điều trị lợn bệnh hoặc nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi và thực hiện tiêu hủy ngay đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh…

Sau hội nghị trực tuyến, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền yêu cầu các ngành, địa phương bám sát công điện số 1194/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chăn bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào Việt Nam; tiếp thu các nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa thu, đông và phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Cùng với đó, tập trung tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, nhất là sau đợt lũ. Tăng cường công tác quản lý việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm trên và qua địa bàn tỉnh theo đúng quy định. Đồng chí giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tuyên truyền đến các chủ trang trại, hộ dân và đông đảo người dân về việc nhận biết và phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời, báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác kiểm dịch khu vực cửa khẩu.


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]