(Baothanhhoa.vn) - Thị xã Nghi Sơn là địa phương trọng điểm của cả tỉnh trong chương trình quốc gia phòng chống sốt xuất huyết (SXH). Để chủ động phòng chống dịch bệnh SXH ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn đã xây dựng và triển khai kế hoạch nhằm tập trung khống chế người mắc, khống chế không để dịch lớn xảy ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết ở thị xã Nghi Sơn

Công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết ở thị xã Nghi Sơn

Phun hóa chất phòng chống dịch bệnh tại Trường Mầm non phường Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).

Thị xã Nghi Sơn là địa phương trọng điểm của cả tỉnh trong chương trình quốc gia phòng chống sốt xuất huyết (SXH). Để chủ động phòng chống dịch bệnh SXH ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn đã xây dựng và triển khai kế hoạch nhằm tập trung khống chế người mắc, khống chế không để dịch lớn xảy ra.

Tại 2 xã trọng điểm là Hải Thanh và Hải Bình, đã triển khai tổng vệ sinh môi trường nhiều lượt; xây dựng kế hoạch phun hóa chất chủ động trên địa bàn toàn xã. Trung tâm Y tế thị xã thường xuyên cử cán bộ, nhân viên xuống cơ sở kết hợp với cán bộ y tế địa phương điều tra, giám sát véc-tơ SXH chặt chẽ, kịp thời phát hiện để xử lý, báo cáo tình hình dịch bệnh về trung tâm để có giải pháp ngăn chặn và khống chế kịp thời.

Bác sĩ Lê Tiên Bắc, Trưởng Trạm Y tế xã Hải Bình cho biết: Để chuẩn bị cho chiến dịch phun hóa chất, trạm y tế xã đã tổ chức phát tờ rơi, hướng dẫn các trưởng thôn thông báo cho Nhân dân trong thôn thời gian cụ thể. Trước đợt phun hóa chất, ban chỉ đạo phòng chống dịch xã đã ra quân thực hiện chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, vệ sinh dụng cụ chứa nước, diệt lăng quăng, bọ gậy, phòng chống dịch SXH.

Để công tác phòng chống SXH thực hiện có hiệu quả, trung tâm còn phối hợp với phòng y tế tham mưu ban chỉ đạo thị xã triển khai chiến dịch diệt bọ gậy trên phạm vi toàn thị xã; tổ chức các đợt giám sát hỗ trợ cho tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, trung tâm đã cử cán bộ xuống địa bàn các xã, phường trực tiếp giám sát và tổ chức các biện pháp để phòng chống dịch bệnh, kết hợp các trạm y tế cử cán bộ xuống tận nhà dân để truyền thông phòng chống dịch bệnh, vận động người dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh SXH, trọng tâm là vệ sinh môi trường, phát quang bờ bụi, úp, loại bỏ nước ở các dụng cụ chứa nước không cần thiết gắn với việc sử dụng các biện pháp như: thả cá, phun thuốc... để diệt bọ gậy, diệt muỗi, ngủ màn để phòng tránh muỗi đốt. Song song với đó, rà soát, bổ sung đầy đủ trang thiết bị phòng hộ, trang thiết bị y tế, hóa chất... sẵn sàng chống dịch. Ngoài ra, các trạm y tế báo cáo kịp thời tình hình dịch trên địa bàn và tham mưu cho ban chỉ đạo trực tiếp triển khai, thực hiện các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Huy động các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng tích cực tham gia vào công tác phòng chống dịch. Tiếp tục củng cố hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của các tuyến; tăng cường giám sát dịch bệnh chủ động, thực hiện giám sát định kỳ hàng ngày tại các cơ sở điều trị, tại cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời; tập trung giám sát phát hiện ca bệnh SXH, các ổ dịch cũ; triển khai điều tra xác minh, khoanh vùng hợp lý và xử lý triệt để tất cả ổ dịch theo đúng quy trình.

Bác sĩ Lê Văn Long, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn cho biết: Việc giám sát dịch tễ bệnh SXH chủ động nhằm phát hiện sớm ca bệnh và đưa ra các biện pháp can thiệp xử lý, ngăn chặn sự bùng phát dịch kịp thời và hiệu quả bảo đảm 100% số ca bệnh mắc SXH, các ổ dịch được giám sát, xử lý, báo cáo theo quy định. Bệnh nhân SXH lâm sàng được cán bộ y tế lấy mẫu huyết thanh, xét nghiệm tìm kháng thể và phân lập vi-rút nhằm phát hiện kịp thời tỷ lệ vi-rút lưu hành trong cộng đồng cũng như sự chuyển hướng của các type vi-rút góp phần dự báo dịch. Tiến hành điều tra muỗi, lăng quăng, bọ gậy để tính các chỉ số véc-tơ từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, các hoạt động giám sát thường quy được thực hiện ở tất cả các xã, phường trên địa bàn. Ngoài ra, Trung tâm Y tế thị xã còn chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên, xác định đây là lực lượng chủ yếu thực hiện các hoạt động phòng chống SXH tại hộ gia đình. Nhiệm vụ của cộng tác viên là thăm hộ gia đình để thực hiện tuyên truyền về bệnh SXH và các biện pháp phòng chống; hướng dẫn hộ gia đình xử lý các ổ bọ gậy/lăng quăng, muỗi truyền bệnh; đôn đốc hộ gia đình vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, loại trừ bọ gậy nhằm làm giảm nơi sinh sản của véc-tơ truyền bệnh; đồng thời kiểm tra, giám sát, phát hiện bệnh nhân nghi SXH tại cộng đồng và báo cáo cho trạm y tế xã, phường để theo dõi, quản lý điều trị.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]