Xung đột Nga - Ukraine tròn 1.000 ngày: Kiev nỗ lực kết thúc chiến tranh vào năm 2025
Hôm nay, 19/11, tròn 1.000 ngày diễn ra cuộc xung đột Nga - Ukraine trong điều kiện cả 2 bên đều đang mệt mỏi trên nhiều mặt trận.
Ảnh: AP
Hàng ngàn người Ukraine đã thiệt mạng, hơn 6 triệu người phải tị nạn ở nước ngoài và dân số Ukraine đã giảm một phần tư kể từ khi cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai nổ ra.
Tổn thất là thảm khốc, mặc dù vẫn được cả 2 bên giữ bí mật. Ước tính của phương Tây dựa trên các báo cáo tình báo rất khác nhau, nhưng hầu hết đều cho rằng hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng hoặc bị thương ở mỗi bên.
Sự trở lại của Trump đang đặt ra câu hỏi về tương lai của viện trợ quân sự cho Ukraine và sự thống nhất của phương Tây chống lại Putin, đồng thời làm dấy lên triển vọng đàm phán để chấm dứt chiến tranh.
Khi mùa đông đang đến gần, Moscow đã tiếp tục tấn công vào hệ thống năng lượng của Ukraine. Trong khi đó, Ukraine đang cố gắng giữ lại phần lãnh thổ nhỏ bé chiếm được vào tháng 8 như một con bài mặc cả.
Ngoài việc Mỹ cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga bằng vũ khí do Mỹ cung cấp, viện trợ tài chính và vũ khí từ bên ngoài vẫn đóng vai trò quan trọng.
Theo thống kê, mặc dù có hai năm tăng trưởng vừa phải liên tiếp, nền kinh tế Ukraine vẫn chỉ đạt 78% quy mô trước cuộc xung đột, khi GDP giảm 1/3 vào năm 2022. Ngành công nghiệp thép và ngũ cốc khổng lồ của Ukraine đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Tổng thống Ukraine Zelenskiy tuần trước đã nói rằng Ukraine phải làm hết sức mình để chấm dứt chiến tranh vào năm tới thông qua các biện pháp ngoại giao. Nhưng cũng kiên quyết từ chối mọi cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn trước khi có được các đảm bảo an ninh thích hợp cho Ukraine.
Trong khi đó, Điện Kremlin tuyên bố mục tiêu của họ vẫn không thay đổi kể từ khi Putin tuyên bố Ukraine phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và phải rút lui khỏi các khu vực mà lực lượng Nga kiểm soát một phần.
Sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm với Tổng thống Nga Putin, Zelenskiy cho biết động thái này đã làm giảm sự cô lập của nhà lãnh đạo Nga. Ông cũng lên tiếng phản đối ý tưởng nối lại các cuộc đàm phán theo kiểu Minsk.
Để hỗ trợ Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bật đèn xanh cho phép sử dụng tên lửa của nước này tấn công các mục tiêu sâu hơn bên trong nước Nga, tuy nhiên các chuyên gia quân sự cảnh báo rằng điều đó sẽ không đủ để thay đổi tiến trình của cuộc xung đột đã kéo dài 33 tháng.
TD (theo Reuters)
- 2024-11-19 14:27:00
Liên hợp quốc cảnh báo nạn đói nghiêm trọng ở Nam Sudan
- 2024-11-19 14:02:00
Trung Quốc kêu gọi xây dựng nền kinh tế thế giới hợp tác, bền vững và đổi mới
- 2024-11-19 13:02:00
Hàn Quốc muốn đóng vai trò chủ chốt trong đàm phán Mỹ-Triều
Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao
Mỹ khẳng định ’tiếp tục thúc đẩy' để đạt thỏa thuận giữa Hamas-Israel
Tin vắn thế giới sáng 19/11/2024
Ukraine và NATO tiến tới thành lập tổ chức chung đầu tiên
Tổng thống Mỹ Biden có chuyến thăm lịch sử đến rừng nhiệt đới Amazon
Bão Sara khiến cuộc sống của hàng trăm nghìn người dân Mỹ Latinh đảo lộn
3.600 binh sỹ NATO tập trận pháo binh quy mô lớn tại Phần Lan
Vấn đề khí hậu và tài chính toàn cầu là điểm nóng tại hội nghị G20