Xúc tiến thương mại trên nền tảng số
Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết để các địa phương tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Sản phẩm tương ớt Phúc Lộc Thọ được Công ty TNHH Spicy Country (TP Thanh Hóa) quảng bá mạnh mẽ trên các nền tảng số.
Không thể phủ nhận rằng tiềm năng của thương mại số đối với Thanh Hóa là vô cùng lớn. Các sản phẩm nông sản chủ lực như mía, sắn, rau củ quả, hải sản chế biến hay đồ gỗ mỹ nghệ vốn đã có thương hiệu tại thị trường trong nước, nếu được xúc tiến mạnh mẽ trên nền tảng số sẽ mở ra “cánh cửa” mới để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Thực tế cho thấy, thông qua các hoạt động thương mại điện tử, nhiều sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiêu biểu chủ lực của tỉnh đã có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như mắm tôm, mắm tép Lê Gia; dứa, ngô ngọt, dưa bao tử đóng hộp Trường Tùng và các sản phẩm từ dứa khoanh, dưa bao tử đóng hộp của Công ty TNHH Tư Thành; các sản phẩm chế biến từ rau má của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới; vải thiều của Công ty TNHH Nông nghiệp CNC Hồ Gươm - Sông Âm... Những thành công bước đầu này không chỉ khẳng định tiềm năng to lớn của thương mại số mà còn tạo động lực để nhiều doanh nghiệp và HTX trên địa bàn tỉnh mạnh dạn hơn trong đầu tư và khai thác hiệu quả các nền tảng số nhằm chinh phục những thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn” và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại số, Thanh Hóa đã ban hành nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực. Đặc biệt, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của tỉnh đặt mục tiêu đến cuối năm 2025, tối thiểu 50% doanh nghiệp trên địa bàn có hiện diện số, trong đó ít nhất 20% doanh nghiệp tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước. Riêng trong năm 2024, tỉnh đã bố trí ngân sách hơn 20 tỷ đồng cho các hoạt động đào tạo, tập huấn kỹ năng số, xây dựng gian hàng số và quảng bá sản phẩm địa phương trên các nền tảng số. Ngoài ra, Thanh Hóa còn tích cực phối hợp với Bộ Công Thương và các đối tác công nghệ để tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên sâu về thương mại điện tử xuyên biên giới, giúp doanh nghiệp địa phương cập nhật xu hướng và nắm bắt cơ hội thị trường.
Cùng với đó, hạ tầng công nghệ cũng đang được tỉnh chú trọng đầu tư để tạo nền móng vững chắc cho xúc tiến thương mại số. Theo Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa, tỷ lệ phủ sóng internet băng rộng cố định hiện đạt 95% trên địa bàn tỉnh, trong đó 100% khu công nghiệp và 85% vùng nông thôn đã có hạ tầng mạng ổn định. Việc mở rộng hạ tầng số giúp doanh nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều có thể dễ dàng tiếp cận các công cụ xúc tiến thương mại hiện đại, xóa nhòa khoảng cách về địa lý và giảm chi phí tiếp cận khách hàng.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa năng lực xúc tiến thương mại số, Thanh Hóa đang đẩy mạnh hơn nữa việc kết nối hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm các chuyên gia tư vấn, nền tảng công nghệ và đơn vị logistics, từ đó hình thành chuỗi giá trị khép kín cho thương mại điện tử. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu số, chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển các giải pháp thanh toán điện tử an toàn cũng là yếu tố then chốt để gia tăng sự hiện diện của sản phẩm Thanh Hóa trên thị trường toàn cầu. Kinh nghiệm từ các tỉnh, thành phố đi trước như Bắc Giang hay Sơn La cho thấy, việc đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp từ đào tạo, kết nối sàn thương mại điện tử cho tới hậu cần vận chuyển và thủ tục xuất khẩu sẽ giúp gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu nông sản qua kênh trực tuyến. Điển hình, năm 2023, Bắc Giang xuất khẩu hơn 300.000 tấn vải thiều qua sàn thương mại điện tử Alibaba và JD.com, đem lại giá trị kim ngạch gần 200 triệu USD, mở ra hướng đi đầy triển vọng mà Thanh Hóa hoàn toàn có thể học hỏi và nhân rộng.
Trong tương lai gần, với quyết tâm cao và sự đồng hành của các cấp chính quyền cùng nỗ lực tự thân từ cộng đồng doanh nghiệp, Thanh Hóa hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng rằng xúc tiến thương mại trên nền tảng số sẽ trở thành “đòn bẩy” quan trọng, giúp hàng hóa địa phương vươn ra thế giới mạnh mẽ hơn.
Bài và ảnh: Chi Phạm
{name} - {time}
-
2025-04-13 07:00:00
Bản tin Tài chính 13/4: Giá vàng tuần mới có tiếp tục tăng?
-
2025-04-13 06:52:00
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các địa phương
-
2025-04-11 11:14:00
PC Thanh Hóa thúc đẩy thanh toán điện tử, từng bước thay thế điểm thu qua đối tác trung gian
Hậu Lộc phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Cụ thể hóa cam kết
Bản tin Tài chính 11/4: Tăng dữ dội, giá vàng mỗi ngày lập 1 kỷ lục mới
Trái Bưởi Việt Nam chính thức có mặt trên kệ hàng của Lotte Mart Hàn Quốc
Thọ Xuân: Hơn 12 nghìn trường hợp được vay vốn tín dụng chính sách
Xăng RON95-III giảm xuống dưới 20.000đ/lít
Vệ sinh, khử trùng phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn