Xuân Du phát triển cây trồng lợi thế
Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Xuân Du (Như Thanh) đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khuyến khích người dân đẩy mạnh tích tụ đất đai để phát triển một số loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao. Các loại sản phẩm nông sản như thanh long ruột đỏ, sắn dây hay những gốc đào phai của vùng đất Xuân Du không chỉ thành thương hiệu được nhiều người tiêu dùng đón nhận, mà còn góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương.
Vườn đào của gia đình anh Trần Văn Việt, thôn 9, xã Xuân Du (Như Thanh) những ngày này luôn có khách đến đặt mua.
Gia đình anh Trần Viết Khanh, ở thôn 8 có 1 mẫu vườn đồi. Trước đây, gia đình anh dù bỏ nhiều chi phí đầu tư, công sức chăm sóc cây keo và mía nguyên liệu nhưng hiệu quả kinh tế không được như kỳ vọng. Năm 2018, xã Xuân Du phát động phong trào “Cải tạo vườn tạp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, gia đình anh đã mạnh dạn đưa cây thanh long vào trồng. Với đức tính cần cù lao động và ham học hỏi, anh Khanh đã chủ động thay đổi thói quen canh tác, bắt nhịp, làm chủ được kỹ thuật trồng cây thanh long. Anh Khanh cho biết: “Những năm đầu, gia đình tôi đầu tư sản xuất khoảng 5 sào cây thanh long ruột đỏ. Nhờ hợp thổ nhưỡng và được chăm sóc đúng khoa học - kỹ thuật nên cây thanh long phát triển ổn định, mỗi sào mang lại doanh thu khoảng 40 triệu đồng/năm”.
Nắm bắt được thị trường đang ưa chuộng những loại nông sản được trồng theo hướng VietGAP, hữu cơ, anh Khanh đã chủ động tìm tài liệu học hỏi và chuyển sang trồng thanh long sạch”. Từ năm 2020, gia đình anh đã thay thế các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng phân hữu cơ và các loại chế phẩm sinh học cho cây thanh long. Đồng thời, những cây thanh long già cỗi cũng được anh cắt bỏ để ghép giống mới cho năng suất cao hơn. Sau khoảng 2 năm cải tạo và thay đổi cách thức sản xuất, vườn thanh long của gia đình anh Khanh đã “lột xác” hoàn toàn, quả đậu nhiều, đồng đều, đẹp mắt, chất lượng đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy mà giá thanh long cao hơn từ 10 - 20% so với những sản phẩm cùng loại. Cuối năm 2022, vườn thanh long của gia đình anh đã được HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Du lựa chọn để xây dựng vùng sản xuất sản phẩm OCOP 3 sao thanh long ruột đỏ Xuân Du. Ngoài gia đình anh Khanh, trên địa bàn xã Xuân Du còn có 10 hộ dân trồng thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, vùng trồng thanh long của xã đã được cấp mã số vùng trồng đầu tiên của tỉnh với diện tích hơn 10ha.
Không chỉ cây thanh long ruột đỏ, cây đào phai cũng “bén duyên” trên đất Xuân Du đã hàng chục năm qua và trở thành cây trồng chủ lực mang lại doanh thu, lợi nhuận cho nhiều người dân địa phương. Anh Trần Văn Việt, ở thôn 9, chia sẻ: "Năm 2022, gia đình anh đưa cây đào vào trồng tại một số diện tích đất trồng lúa kém quả. Do phù hợp với điều kiện khí hậu, đồng đất giàu chất dinh dưỡng nên cây đào sinh trưởng, phát triển tốt, hoa nở bung, màu hồng nhạt, lâu tàn". Thấy cây đào cho thu nhập ổn định, gia đình anh Việt đã thầu lại khoảng 1 mẫu ruộng của người dân trong thôn để mở rộng diện tích trồng đào. Đến nay, gia đình anh có hơn 2 mẫu đất chuyên trồng đào phai, doanh thu mỗi năm đạt khoảng 1 tỷ đồng.
Theo đánh giá của người dân xã Xuân Du, nhờ phù hợp với đồng đất, khí hậu nên cây đào phai của địa phương có chất lượng tốt, hoa bền, được thị trường ưa chuộng. Nhờ trồng đào nên đời sống, thu nhập của nhiều hộ dân trong xã được nâng lên đáng kể. Đây cũng là lý do cho việc ngày càng nhiều hộ dân tham gia trồng cây đào phai. Nếu năm 2022, toàn xã có 600 hộ dân trồng đào phai, với khoảng 130ha thì đến cuối năm 2024 đã nâng lên 1.200 hộ dân trồng đào phai, với hơn 280ha. Hiện nay, cây đào phai không chỉ được trồng trong vườn nhà, trên sườn đồi, mà còn là một trong những đối tượng chính được người dân đưa ra đồng ruộng thay thế cho những loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Hằng năm, doanh thu từ trồng đào của xã Xuân Du đạt từ 70 - 80 tỷ đồng.
Theo thống kê, xã Xuân Du có hơn 2.000ha cây trồng các loại. Trong đó, có các loại cây trồng chủ lực như đào cảnh, với 280ha; lúa khoảng 622ha; thanh long hơn 15ha; ngô thương phẩm gần 100ha... Trong những năm qua, xã luôn xác định phát triển các loại cây trồng chủ lực theo hướng ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng là yếu tố then chốt nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, phát triển ngành trồng trọt bền vững. Ông Hoàng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Du, cho biết: "Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, xã khuyến khích người dân đẩy mạnh tích tụ tập trung đất nông nghiệp, gắn với đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, địa phương đã thực hiện quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng chủ lực, như đào phai, thanh long, sắn dây, lúa để có điều kiện nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhất là xây dựng thêm sản phẩm OCOP. Ngoài ra, xã cũng giao HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Du tăng cường xúc tiến đầu tư, làm “cầu nối” giúp người dân gặp gỡ doanh nghiệp để thúc đẩy việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm".
Bài và ảnh: Trần Thanh
{name} - {time}
-
2025-01-11 07:50:00
“Cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân” là không chính xác
-
2025-01-11 07:00:00
Bản tin Tài chính 11/1: Giá vàng tăng không ngừng trong phiên chốt cuối tuần
-
2024-12-06 14:03:00
Điện lực khu vực thị xã Bỉm Sơn - Hà Trung khai thác, vận hành hiệu quả lưới điện thông minh
Vinamilk mang đến cơ hội việc làm cho hơn 100 nhân viên kinh doanh trên toàn quốc
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất vườn trại
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Đoàn công tác Kho bạc Quốc gia Lào thăm và làm việc tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa
Bản tin Tài chính (6/12): Giá vàng và USD cùng giảm mạnh
Bay có Vietjet, đi đường có Xanh SM!
Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng
Giá xăng RON95-III giảm gần 300 đồng, xuống ngưỡng 20.563 đồng/lít
Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn trong mùa khô năm 2024-2025