Xử phạt nghiêm chủ vật nuôi thả rông gia súc trên đường
Sáng 23/9, trên mạng xã hội đăng tải clip liên quan đến vụ tai nạn giao thông (TNGT) trên tuyến đường tránh phía Bắc TP Thanh Hóa là tình huống bất ngờ, tài xế đã đâm vào một con trâu khiến con trâu chết tại chỗ, đầu xe ô tô thì bị hư hỏng nặng.
Ảnh do thành viên nhóm otofun Thanh Hóa cắt từ camera hành trình đăng trên nhóm.
Theo bình luận của cộng đồng mạng, khi họ đi ngang qua thấy 2 con trâu lùa nhau nên tài xế ô tô không phản ứng kịp đã húc vào con trâu. Mọi người cũng phản ánh trên tuyến đường này thường xuyên xuất hiện những đàn trâu thả rông, phóng uế bừa bãi trên đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Sự việc trên đã nhận được nhiều ý kiến của cộng đồng mạng về việc xe đâm phải trâu, bò trên quốc lộ thì ai phải bồi thường? Vì hiện nay trên một số tuyến đường có lưu lượng người, phương tiện tham gia giao thông đông, như: Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn huyện Hoằng Hóa, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP Sầm Sơn, huyện Quảng Xương... thường xuyên có trâu, bò thả rông, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Một số người hiểu các quy định của pháp luật đã giải thích khá rõ ràng luật pháp nghiêm cấm không được thả rông súc vật trên đường bộ (điểm c, khoản 2, Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008); đồng thời cũng nêu các quy định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015); mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ trường hợp thả rông trâu, bò đi trên đường không bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện đang tham gia giao thông thì chủ vật nuôi có thể sẽ phải chịu mức phạt vi phạm hành chính số tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng). Trong trường hợp chủ vật nuôi thả rông trâu, bò gây tai nạn giao thông chết người thì chủ nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người. Theo đó, tùy tính chất và mức độ mà người chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm (tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vô ý làm chết người).
Điều đáng nói ở đây là quy định pháp luật đã rất cụ thể, nhưng chủ vật nuôi vẫn cố tình phớt lờ hoặc do chưa nắm được các quy định về xử phạt nên các chủ nuôi gia súc vẫn ngang nhiên để mặc cho đàn gia súc lưu thông trên các tuyến quốc lộ. Để hạn chế những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc do đàn gia súc gây ra cho người và phương tiện tham gia giao thông, theo ý kiến của cộng đồng mạng nên điều chỉnh quy định của pháp luật, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính, xử lý nghiêm trách nhiệm hình sự đối với những chủ vật nuôi thả rông súc vật trên đường bộ gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về các hoạt động không được thực hiện trên đường bộ như sau: Các hoạt động khác trên đường bộ ... 2. Không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ; b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ; c) Thả rông súc vật trên đường bộ; d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ; e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông; g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông; h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy; i) Hành vi khác gây cản trở giao thông. Bên cạnh đó, tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng; b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 điều này; c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố; d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; e) Đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên; ... Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau: 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. 2. Phạm tội làm chết 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Như vậy, trong trường hợp chủ vật nuôi thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người. Theo đó, tùy tính chất và mức độ mà người chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm. |
Ngân Hà
{name} - {time}
-
2024-11-21 17:40:00
Thành ủy TP Thanh Hóa triển khai, quán triệt Nghị quyết về xây dựng “Xã, phường không ma túy”
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-09-26 11:13:00
13 năm tù cho đối tượng “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Bắt giữ 2 đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua hình thức lừa chuyển khoản đặt cọc mua hàng
Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025
Quảng cáo khám, chữa bệnh khi chưa có giấy phép, một doanh nghiệp bị phạt 70 triệu đồng
Triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh do đối tượng hình sự cộm cán cầm đầu
Phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
Mẹ chỉ đạo con trai bán ma túy cho các đối tượng nghiện
Công an Thanh Hóa trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
Tin nóng trưa 19/9: Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù sớm hơn dự kiến
Tọa đàm xây dựng tiêu chí riêng đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật