Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở Thường Xuân
Xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh là một nhiệm vụ được huyện Thường Xuân quan tâm triển khai nhằm nâng cao chất lượng văn hóa cơ sở. Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh đã từng bước thay đổi.
Tiết mục văn nghệ tại lễ hội Nàng Han.
Theo đánh giá của ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Thường Xuân, những năm qua, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, đúng theo tinh thần Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Việc cưới được tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống dân tộc và bản sắc văn hóa từng vùng, miền. Nam nữ đều tự nguyện kết hôn, cùng nhau thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình, không có tình trạng tảo hôn, ép cưới. Trong việc tang, các nghi thức tang lễ được tổ chức gọn gàng, vệ sinh, văn minh, tiết kiệm, loại bỏ hủ tục, mê tín.
Về lễ hội, các nghi lễ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, phù hợp với tình hình thực tế mà vẫn đảm bảo tính trang nghiêm, ngợi ca công lao của các bậc tiền nhân, các anh hùng dân tộc và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà an lành, hạnh phúc. Các hoạt động xung quanh lễ hội được tổ chức phong phú, hấp dẫn, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội đã thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham gia.
Việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện nếp sống văn minh ở nhà trường, cộng đồng dân cư, trong cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp tiếp tục được duy trì. Các sự kiện, như ngày thành lập ngành, xã, thị trấn, ngày hội đại đoàn kết... được các địa phương tổ chức đơn giản, trang trọng, đảm bảo văn minh, an toàn, không xảy ra mâu thuẫn, bạo lực. Cùng với đó, các địa phương chú trọng xây dựng triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tôn vinh các giá trị văn hóa gia đình Việt; hội thi về văn hóa ứng xử, truyền thông giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình cho học sinh các trường THPT; hội diễn, liên hoan văn nghệ trong ngành giáo dục, khối công nhân, viên chức, người lao động... Từ đó, tạo ra sân chơi lành mạnh cho quần chúng Nhân dân, học sinh và cộng đồng dân cư, từng bước xây dựng môi trường văn hóa văn minh.
Để có những chuyển biến tích cực trên, hàng năm huyện Thường Xuân đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nghiêm túc việc quán triệt, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Huyện cũng khuyến khích các địa phương đưa tiêu chí thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội làm cơ sở tiêu chuẩn bình xét các danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa; tổ chức cho Nhân dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Cùng với đó, ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, lao động và các tầng lớp Nhân dân chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế của cơ quan, đơn vị và nội quy nơi cư trú. Đẩy mạnh tuyên truyền phong trào “3 không” ở khu dân cư (khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội, khu dân cư không ô nhiễm môi trường, khu dân cư không vi phạm nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội). Thường xuyên vận động người dân đề cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh, tố giác các loại tội phạm; phòng, chống tội phạm mua bán người; phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS...
Một việc làm được huyện luôn chú trọng trong xây dựng môi trường văn hóa, văn minh là xây dựng và sửa đổi quy ước, hương ước thôn phù hợp với thực tế và các quy định của pháp luật. Đến nay, 100% thôn, tiểu khu đã xây dựng hương ước và được UBND huyện công nhận. Các nội dung của hương ước không còn phù hợp được địa phương tổ chức họp bàn lấy ý kiến Nhân dân để thống nhất sửa đổi. Song song với đó, các địa phương phát huy tốt vai trò của tổ hòa giải ở cơ sở để việc giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, xích mích xảy ra trên địa bàn.
Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thường Xuân Lê Hữu Giáp cho biết: “Huyện Thường Xuân sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động của Nhân dân. Các địa phương quan tâm sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước thôn; gắn việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với phong trào XDNTM và các phong trào khác; đẩy mạnh tổ chức các hoạt động, phong trào văn hóa, thể thao tại cơ sở để tạo môi trường văn hóa lành mạnh”.
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2024-12-15 13:34:00
Lịch sử thú vị về lá quốc kỳ có hình dáng “kỳ lạ” nhất trên thế giới
-
2024-12-15 13:30:00
Nhà sáng lập thương hiệu thời trang Mango tử nạn
-
2024-07-11 14:39:00
Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này
Trung Quốc và Phần Lan bật mí về màn trình diễn pháo hoa trong đêm chung kết DIFF 2024
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở
[Podcast] - Tản văn: Hạ vẫn về tinh khôi trong mắt con
Công bố quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai
[E-Magazine] – Pù Luông ngày mưa
Khám phá “bí kíp” tăng trưởng khách du lịch Sầm Sơn hè này
Sức hút riêng có của các đảo du lịch sinh thái không khí thải
Sun World Fansipan Legend và nỗ lực gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể
Gìn giữ các trò chơi dân gian đặc sắc