(Baothanhhoa.vn) - Được viết vào đầu tháng 3-1923, “Thà ít mà tốt” là một trong những tác phẩm cuối đời của V.I.Lênin phản ánh thực tiễn xây dựng bộ máy Nhà nước Nga trong điều kiện bị chủ nghĩa đế quốc bao vây, cấm vận, tìm cách tiêu diệt; đồng thời là sự phát triển sáng tạo những tư tưởng lý luận của C.Mác và Ph.Ăghghen trong xây dựng Đảng, bộ máy nhà nước. Sự ra đời của tác phẩm đánh dấu một bước tiến mới trong nhận thức về bộ máy nhà nước, về yêu cầu phải cải cách nó để phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước Nga nói riêng, phát triển cách mạng XHCN thế giới nói chung.

Tư tưởng của V.I.Lênin về cải cách bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” và vận dụng xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay

Được viết vào đầu tháng 3-1923, “Thà ít mà tốt” là một trong những tác phẩm cuối đời của V.I.Lênin phản ánh thực tiễn xây dựng bộ máy Nhà nước Nga trong điều kiện bị chủ nghĩa đế quốc bao vây, cấm vận, tìm cách tiêu diệt; đồng thời là sự phát triển sáng tạo những tư tưởng lý luận của C.Mác và Ph.Ăghghen trong xây dựng Đảng, bộ máy nhà nước. Sự ra đời của tác phẩm đánh dấu một bước tiến mới trong nhận thức về bộ máy nhà nước, về yêu cầu phải cải cách nó để phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước Nga nói riêng, phát triển cách mạng XHCN thế giới nói chung.

Tư tưởng của V.I.Lênin về cải cách bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” và vận dụng xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay

V.I.Lênin. (Ảnh: Nguồn quanlynhanuoc.vn)

Nội dung tác phẩm thể hiện rõ quan điểm của V.I.Lênin về đánh giá nhà nước sau 5 năm Cách mạng tháng mười Nga thành công ; về mục đích của việc cải tiến bộ máy nhà nước; về yêu cầu và điều kiện cải tiến bộ máy Xô - viết; phương châm và những phương pháp chủ yếu để củng cố bộ máy nhà nước.

Từ thực trạng yếu kém của một máy nhà nước cùng yêu cầu cải tiến bộ máy nhà nước theo hướng thật sự mới, có hiệu lực, có uy tín, xứng đáng với danh hiệu Nhà nước Xô viết XHCN của đại đa số nhân dân lao động, V.I.Lênin đã khẳng định phương châm cải cách nhà nước Xôviết là “Thà ít mà tốt” và đây cũng chính là tiêu đề mà Người đặt cho tác phẩm của mình. Một là, coi trọng chất lượng, “đặc biệt là keo cú về mặt số lượng”1; hai là, tiến hành có trọng điểm, đặc biệt là cải cách ở những bộ phận them chốt có ý nghĩa quyết định, không làm tràn lan chạy theo số lượng; ba là, phải hết sức thận trọng không nên vội vàng, hấp tấp. Do đó, phải lấy chất lượng và hiệu quả của chính quá trình cải cách bộ máy nhà nước làm tiêu chuẩn đánh giá kết quả. Về những điều kiện: một là, “những công nhân hăng hái đấu tranh cho CNXH”2. Có thể coi đây là yếu tố tình cảm, ý chí và bản lĩnh cách mạng; hai là, “những yếu tốt kiến thức, học thức, giáo dục…” 3. Đây chính là yếu tố nhận thức cách mạng (tri thức cách mạng) đảm bảo cho hoạt động của cán bộ, công nhân… mang tính tự giác - nhân tố không thể thiếu trong quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Trong hai điều kiện này, theo V.I.Lênin, nước Nga rất thiếu yếu tố tri thức (kiến thức, học thức, giáo dục). Vì vậy, muốn đổi mới bộ máy nhà nước Xô - viết, toàn Đảng, Nhà nước và mỗi người phải đặt cho mình nhiệm vụ: “học tập”. V.I.Lênin viết: “một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi” 4. Phải làm cho học thức ấy không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt; mà phải làm sao cho học thức đó ăn sâu vào trí não, trở thành một bộ phận khăng khít trong cuộc sống của chúng ta. Về phương pháp tiến hành: V.I.Lênin chỉ ra điểm bắt đầu của cải cách bộ máy nhà nước: tập trung cho cơ quan thanh tra những cán bộ tốt nhất, có năng lực để kiện toàn bộ máy nhà nước hiện đại, từ đó đánh giá đúng tình hình về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức. Chỉ trên cơ sở đánh giá đúng tình hình cán bộ, bộ máy nhà nước mới có thể đưa ra chủ trương và thực hiện tinh giản biên chế, đồng thời sắp xếp bộ máy tổ chức một cách hợp lý.

Có thể khẳng định, tư tưởng của V.I.Lênin về cải cách bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” đã có tác dụng to lớn đối với việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước Nga Xô viết trong những năm đầu của cuộc cách mạng XHCN. Đó cũng chính là bài học quý, có ý nghĩa to lớn đối với Đảng ta trong công tác xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW, Nghị quyết số 19 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khoá XII). Tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập từ tỉnh đến cơ sở và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cùng với sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh đã tập trung chỉ đạo sáp nhật 3.100 thôn, tổ dân phố, để thành lập 1.522 thôn, tổ dân phố mới. Theo đó, toàn tỉnh đã giảm từ 5.971 thôn, tổ dân phố, xuống còn 4.394 thôn, tổ dân phố, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo tinh thần Nghị quyết số 37 – NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị. Việc sáp nhập các xã, thôn, tổ dân phố không chỉ tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã, mà còn góp phần tinh giản biên chế, tiết kiệm ngân sách.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XII) “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, đã sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản về công tác cán bộ, trên cơ sở đó xiết chặt quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện trong từng khâu của công tác cán bộ. Trong giai đoạn 2016-2020, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử 221 lượt cán bộ; điều động, luân chuyển 75 lượt cán bộ, có 25/27 huyện, thị, thành phố (chiếm 92,6%) và 343/559 xã, phường, thị trấn (chiếm 61,3%) bố trí 1 trong 3 chức danh chủ chốt không phải người địa phương. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý, bổ sung hồ sơ, lý lịch cán bộ, đảng viên được thực hiện theo quy định. Chính sách cán bộ được thực hiện kịp thời. Công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên và nâng cao chất lượng đảng viên được các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung chỉ đạo thực hiện, nhất là đối với những tổ chức cơ sở đảng yếu kém, đã kết nạp mới 29.905 đảng viên, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ 228.782 đồng chí. Công tác đánh giá, xếp loại đảng viên được thực hiện nghiêm túc, khách quan, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm cơ sở để đánh giá, xếp loại đảng viên.

Để tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Thanh Hoá cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện sắp xếp các tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị. (khoá XII); trọng tâm là sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định; sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sắp xếp, đổi mới tổ chức quản lý, gắn với thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện cấp trên tăng cường phân cấp, uỷ quyền cho cấp dưới, gắn với quyền hạn với trách nhiệm; đồng thời kiểm soát chặt chẽ quyền lực theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, tiếp tục ra soát, bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, các ngành, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ, đặc biệt là khâu đánh giá cán bộ; quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ; rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, bảo đảm phát huy hiệu quả trong thực thi công vụ; triển khai thực hiện cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám vượt qua khó khăn, thách thức, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung; nghiên cứu xây dựng cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, không có uy tín với Nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp.

Thứ ba, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chi bộ trong giáo dục, quản lý, rèn luyện, kiểm tra, giám sát đảng viên. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong hoạt động và sinh hoạt của cấp uỷ, chi bộ; làm tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp quần chúng ưu tú vào đảng và quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên theo quy định.

Thứ tư, thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, coi trọng công tác thẩm tra, xác minh, kết luận về tiêu chuẩn chính trị cán bộ chủ chốt, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cán bộ làm việc ở cơ quan, bộ phận, vị trí trọng yếu.

Tóm lại, từ thực tiễn xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở tỉnh Thanh Hoá đã chứng minh tính chất khoa học trong các quan điểm của V.I.Lênin về đánh giá đúng bộ máy nhà nước, tiến hành một cách có nguyên tắc, có hình thức, bước đi phù hợp với thực tế lịch sử; đồng thời khẳng định tính sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong quá trình đổi mới công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để lãnh đạo, tổ chức quản lý tốt các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... góp phần sớm hiện thực hóa mục tiêu “đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước – một cực tăng trưởng mới, cùng Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc”.

ThS. Phạm Bá Thịnh - Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Trích nguồn và tài liệu tham khảo:

[1], [2], [3], [4], V.I.Lênin. Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến - Matxcơva, 1978, Sđd, tr.443 - 445, 444, 446.

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.


ThS. Phạm Bá Thịnh - Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]