(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 25 năm, ngày 18-11-1996 huyện Như Thanh được thành lập theo Nghị định 72/CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Như Xuân. Theo đó ngày 16-12-1996 Đảng bộ huyện Như Thanh cũng được thành lập theo Quyết định số 129-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa. 25 năm trôi qua, là quãng thời gian chưa dài đối với sự phát triển của một địa phương, song đây là giai đoạn hết sức ý nghĩa, ghi dấu ấn khởi đầu cho sự xây dựng, phát triển và trưởng thành của huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa huyện Như Thanh phát triển nhanh và bền vững

Cách đây 25 năm, ngày 18-11-1996 huyện Như Thanh được thành lập theo Nghị định 72/CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Như Xuân. Theo đó ngày 16-12-1996 Đảng bộ huyện Như Thanh cũng được thành lập theo Quyết định số 129-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa. 25 năm trôi qua, là quãng thời gian chưa dài đối với sự phát triển của một địa phương, song đây là giai đoạn hết sức ý nghĩa, ghi dấu ấn khởi đầu cho sự xây dựng, phát triển và trưởng thành của huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa huyện Như Thanh phát triển nhanh và bền vữngLãnh đạo huyện Như Thanh thường xuyên xuống cơ sở để nắm bắt tâm tư, tình cảm, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Nhân dân. Ảnh: Quốc Hương

Nhìn lại 25 năm qua, nhất là những ngày đầu mới thành lập, Như Thanh gặp rất nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở còn thiếu về số lượng, trình độ có mặt còn hạn chế; cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu, nhất là giao thông; đời sống của Nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện cao; thu nhập bình quân đầu người mới đạt 2 triệu đồng/năm...

Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện, phải phấn đấu, nỗ lực không ngừng, phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, sáng tạo, tranh thủ thời cơ vận hội, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đó là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; tập trung phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, từng bước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Các thế hệ cán bộ và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập, lao động, sản xuất và đưa huyện đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Huyện luôn giữ được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 16% trở lên. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) năm 1997 chỉ đạt 87,5 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt 6.680 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 1997 mới đạt 1,13 triệu đồng, đến năm 2021 đạt trên 43 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước năm 1997 đạt 1,6 tỷ đồng, đến năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, ước đạt 180 tỷ đồng, tăng 112 lần so với ngày đầu thành lập. Các mô hình phát triển kinh tế có bước phát triển, trở thành điểm sáng của tỉnh như: áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cấy hàng rộng, hàng hẹp và bón phân viên dúi sâu cho cây lúa trong sản xuất nông nghiệp, nhờ vậy năng suất lúa tăng cao (năm 1997 đạt 31,3 tạ/ha đến năm 2020 đạt 57,15 tạ/ha); kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh (cây keo, cây mía) và trở thành ngành sản xuất chính, là nguồn thu nhập quan trọng của người dân.

Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo nhất quán của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo chính quyền các cấp trong toàn huyện đó là: đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Vì vậy hàng năm thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư các công trình dự án về thủy lợi, giao thông trọng điểm của huyện mà trọng tâm là: Dự án phát triển khu du lịch sinh thái cao cấp Bến En với tổng mức đầu tư 4.960 tỷ đồng; dự án đường Bến En đi trung tâm thị trấn Bến Sung với tổng mức đầu tư 358 tỷ đồng; dự án khu đô thị mới Hải Vân với tổng mức đầu tư 940 tỷ đồng... Công tác thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp luôn được huyện quan tâm; đến nay trên địa bàn huyện có 200 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được triển khai đồng bộ, quyết liệt và nhận được sự đồng tình, vào cuộc của Nhân dân, đã làm thay đổi diện mạo làng quê, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân vùng nông thôn. Sau hơn 12 năm thực hiện chương trình XDNTM, đã huy động nguồn lực 2.264,395 tỷ đồng, trong đó giá trị huy động đóng góp từ Nhân dân là 1.550,84 tỷ đồng, chiếm 68,5% kinh phí XDNTM. Huyện liên tục dẫn đầu 11 huyện miền núi trong XDNTM, đến nay đã có 9 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt xã NTM nâng cao.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội luôn được quan tâm chú trọng. Giáo dục của huyện luôn đứng thứ 3 trong tốp dẫn đầu các huyện miền núi. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn là mục tiêu ưu tiên trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ vươn lên trong cuộc sống. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Sự cố gắng nỗ lực của toàn Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong huyện đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý đó là: Thủ tướng Chính phủ 3 lần tặng Bằng khen; 5 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua và vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất (2011) và trong giai đoạn 2011-2021 huyện đã đạt nhiều thành tích xuất sắc nổi bật được Chủ tịch nước tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba. Đảng bộ nhiều năm liền là Đảng bộ trong sạch vững mạnh; năm 2015 được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tặng Cờ thi đua 5 năm liền Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; huyện đã được UBND tỉnh tặng 11 cờ thi đua là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua...

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và 25 năm truyền thống Đảng bộ, thành tựu trong những năm đổi mới, thời gian tới, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân huyện Như Thanh tiếp tục đoàn kết, phát huy ý chí tự lực, tự cường, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất chính trị tốt, vừa hồng, vừa chuyên với mục tiêu cao nhất đó là xây dựng huyện trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2024 và trở thành thị xã du lịch vào năm 2045.

Để đạt được mục tiêu đó huyện đề ra các giải pháp đó là: Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đúng hướng; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, ưu tiên cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, để phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững. Giảm tối đa hộ nghèo, nâng tỷ lệ hộ khá, giàu. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến; ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, xây dựng thương hiệu hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường; tạo mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, giữa bốn nhà: “Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp”. Quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng dân số, cải thiện cuộc sống, xây dựng “Gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”...

Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]