(Baothanhhoa.vn) - Cách đây tròn 77 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Tỉnh ủy Thanh Hóa, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của Nhân dân xứ Thanh đã diễn ra sôi nổi, góp phần cùng cả nước làm nên Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Thanh Hóa: Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của Cách mạng Tháng Tám trong xây dựng, phát triển và hội nhập hiện nay

Cách đây tròn 77 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Tỉnh ủy Thanh Hóa, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của Nhân dân xứ Thanh đã diễn ra sôi nổi, góp phần cùng cả nước làm nên Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Thanh Hóa: Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của Cách mạng Tháng Tám trong xây dựng, phát triển và hội nhập hiện nay

Còn nhớ khi chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ (tháng 9-1939), Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 tại Bà Điểm (tháng 11-1939), quyết định đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mở đầu cho quá trình cả nước và các địa phương chuẩn bị cho công cuộc giải phóng. Thanh Hóa từ đó cũng bắt tay vào xây dựng căn cứ địa, chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách mạng của tỉnh.

Đến đầu năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ II đi vào giai đoạn kết thúc với thắng lợi của quân Đồng minh từng bước đánh bại chủ nghĩa phát xít; ở Đông Dương, cuộc đảo chính Nhật - Pháp diễn ra (9-3-1945) đẩy kẻ thù chính của Nhân dân Đông Dương vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. Đây cũng chính là thời cơ thuận lợi cho cuộc nổi dậy, khởi nghĩa giành chính quyền của Nhân dân ta.

Tại Thanh Hóa, Tỉnh ủy đã kịp thời chuyển hướng lãnh đạo nhằm thúc đẩy phong trào chống Nhật và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Đặc biệt, để đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang, giữa năm 1945, Tỉnh ủy và Việt Minh Thanh Hóa đã ra Chỉ thị “Sắm vũ khí đuổi thù chung”. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, cổ động phát triển sâu rộng. Từ tháng 5 đến 7-1945, nhiều cuộc diễn thuyết xung phong, mít tinh tuần hành, dán áp phích, rải truyền đơn đã được tổ chức khắp các vùng, miền trong tỉnh.. Tình hình diễn biến nhanh và thuận lợi, được sự lãnh đạo của Trung ương và Khu ủy, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo Chi bộ Đảng và Ban cán sự Việt Minh huyện Hoằng Hóa lãnh đạo quần chúng đứng dậy đấu tranh giành chính quyền.

Ngày 24-7-1945, trung đội tự vệ dưới sự chỉ đạo của Việt Minh tiến hành đánh chiếm phủ đường Hoằng Hóa. Trong khi đó, quần chúng Nhân dân ở khắp nơi trong huyện cũng kéo về bao vây phủ lỵ. Bị bao vây, những tên tay sai còn lại ở phủ đường đã phải nhanh chóng đầu hàng, trao lại toàn bộ vũ khí, hồ sơ tài liệu cho cách mạng. Tiếp đó, Ban cán sự Việt Minh Hoằng Hóa kêu gọi quần chúng Nhân dân tích cực ủng hộ và tham gia Việt Minh, bảo vệ thành quả cách mạng. Thắng lợi ở Hoằng Hóa đã mở đầu cao trào khởi nghĩa trong toàn tỉnh, động viên, khích lệ, cổ vũ Nhân dân Thanh Hóa vùng dậy giành chính quyền.

Từ sau khởi nghĩa giành chính quyền ở Hoằng Hóa, phong trào cách mạng diễn ra sôi sục trong cả tỉnh. Với sự sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén và quyết đoán, ngày 13-8-1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa triệu tập hội nghị mở rộng tại nhà ông Tô Đình Bảng, làng Mao Xá (xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa) để bàn biện pháp kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn tỉnh. Trong lúc Hội nghị đang họp thì ngày 15-8-1945, nhận được tin Nhật đầu hàng quân Đồng minh, hội nghị đánh giá thời cơ khởi nghĩa đã đến và đã nhạy bén, sáng suốt quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban hành trước khi nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, cho thấy sự chủ động, linh hoạt và nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng bộ Thanh Hóa lúc bấy giờ.

Tỉnh ủy quyết định ngày khởi nghĩa trong toàn tỉnh là đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19-8-1945; quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa (UBKN) và Ủy ban Nhân dân cách mạng (UBNDCM) lâm thời cấp tỉnh gồm 7 đồng chí: Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Hoàng Tiến Trình, Lê Chủ, Nguyễn Văn Huệ, Đinh Chương Lân và Ngô Đức, do đồng chí Lê Tất Đắc làm Chủ tịch UBKN, kiêm Chủ tịch UBNDCM lâm thời; phát động toàn dân nổi dậy bằng cả hai lực lượng (lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang), kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự.

Trong không khí hết sức khẩn trương của cả nước và tinh thần sục sôi cách mạng của Nhân dân, đêm 18, rạng sáng 19-8-1945, UBKN tỉnh Thanh Hóa phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ các phủ, huyện, tổng và xã, quần chúng Nhân dân, tự vệ vũ trang ở khắp nơi trong tỉnh nhất tề vùng lên, giành chính quyền về tay Nhân dân.

Từ ngày 19 đến 23-8-1945, UBNDCM lâm thời - chính quyền cách mạng ở hầu khắp các phủ, huyện trong tỉnh đã tiến hành ra mắt Nhân dân, tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân, phong kiến, thiết lập chính quyền Nhân dân cách mạng và bước vào xây dựng chế độ mới. Đến cuối tháng 8-1945, hệ thống cách mạng đã được thiết lập trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngày 23-8-1945, trước hàng vạn quần chúng tập trung tại phố Vườn Hoa, đồng chí Hoàng Tiến Trình thay mặt UBNDCM lâm thời Thanh Hóa đọc lời khai mạc Lễ ra mắt Chính quyền cách mạng. Tiếp đó, đồng chí Lê Tất Đắc, Chủ tịch UBNDCM lâm thời tỉnh đọc bản Tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân, phong kiến và thành lập chính quyền cách mạng; công bố Chương trình Việt Minh về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cuộc cách mạng mùa Thu Tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa và cả nước đã thành công, một thời kỳ mới và kỷ nguyên mới đã mở ra, Nhân dân xứ Thanh cùng toàn dân trên cả ba miền của Tổ quốc bước vào lịch sử hiện đại.

Đã 77 năm từ ngày khởi nghĩa giành chính quyền, bài học năm xưa vẫn được vận dụng sáng tạo trong xây dựng, phát triển và hội nhập, nhất là về tính chủ động, sáng tạo tập hợp lực lượng, củng cố khối đoàn kết toàn dân, chủ động tạo ra thời cơ và nắm chắc thời cơ, thống nhất hành động trong giành chính quyền, xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Những minh chứng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo linh hoạt ấy. GRDP bình quân của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,2%, gấp 1,4 lần bình quân giai đoạn 2011 - 2015, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Quy mô GRDP (theo giá so sánh 2010) năm 2020 đạt 126.172 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2015; đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.510 USD, gấp 1,77 lần năm 2015.

Thanh Hóa: Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của Cách mạng Tháng Tám trong xây dựng, phát triển và hội nhập hiện nay

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng tiếp và làm việc với các nhà đầu tư Ấn Độ. (Ảnh: Báo Thanh Hóa)

Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Thanh Hóa đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,61 triệu tấn, vượt 4,5% kế hoạch; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 16,93% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,7%; giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 5.339 triệu USD, vượt 33,5% so với kế hoạch, tăng 42,7%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 6.616 triệu USD, tăng 24,4%. Thu ngân sách nhà nước cao nhất từ trước đến nay, ước đạt 36.500 tỷ đồng, vượt 37,4% so với dự toán.

Tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2021, sáu tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên đia bàn (GRDP) ước đạt 13,41%, đứng thức 3 cả nước; trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,93%; công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%; dịch vụ tăng 7,8%; thuế sản phẩm tăng 36,06%. Tổng thu ngân sách nhà nước gần đạt dự toán cả năm và tăng cao so với cùng kỳ, ước đạt 26.334 tỷ đồng, bằng 93,6% dự toán, tăng 63% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh thu hút được 45 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 4 dự án FDI), tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 10.733 tỷ đồng và 41 triệu USD… Công tác phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục được triển khai thực hiện chủ động, linh hoạt, hiệu quả, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh.

Thanh Hóa: Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của Cách mạng Tháng Tám trong xây dựng, phát triển và hội nhập hiện nay

Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Thanh Hoá và Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA). (Ảnh: Báo Thanh Hóa)

Sức mạnh quật khởi và truyền thống cách mạng kiên cường của Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa trong Cách mạng Tháng Tám của thế kỷ XX đã và đang tiếp tục được khơi dậy trong thế kỷ XXI. Thanh Hóa phấn đấu đấu đến năm 2025 nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, hợp thành cực tăng trưởng mới cùng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2045 trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

Tùng Anh


Tùng Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]