(Baothanhhoa.vn) - 6 tháng đầu năm 2022, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cấp ủy và Ban Tuyên giáo các cấp, công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Thanh Hóa: Dấu ấn công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng 6 tháng đầu năm 2022

6 tháng đầu năm 2022, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cấp ủy và Ban Tuyên giáo các cấp, công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Thanh Hóa: Dấu ấn công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng 6 tháng đầu năm 2022

Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại Chung kết Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp tỉnh năm 2022.

Công tác giáo dục chính trị được tiến hành với hình thức phù hợp, kịp thời và hiệu quả

Trong 6 tháng đầu năm 2022 Ban Tuyên giáo, Tuyên huấn các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và Trung tâm chính trị cấp huyện đã kịp thời tham mưu cho cấp ủy tổ chức triển khai, quán triệt học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng và Đảng bộ các cấp theo hình thức phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Trong đó có thể kể đến: Kết luận Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 10-NQ/TW, Quy định số 50-QĐ/TW, Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII; Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí thư; Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương và các quy định, kế hoạch của Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ…

Công tác nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo thực hiện, tạo chuyển biến tích cực, thông qua việc tăng cường trao đổi giữa học viên và giảng viên với phương châm “lấy người học là trung tâm”, phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học. Giảng viên xác định rõ nội dung liên hệ sát với thực tiễn, có tính thời sự cao, đảm bảo được tính định hướng. Việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị được Ban Tuyên giáo, Tuyên huấn, Trung tâm chính trị cấp huyện trong tỉnh quan tâm, gắn lý luận với thực tiễn bằng hình thức tổ chức cho học viên các lớp đi thực tế để bổ sung vào bài giảng, tổ chức nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học. Đổi mới cách ra đề thi, đề kiểm tra theo hình thức tự luận và trắc nghiệm; giảng viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp truyền thống với phương pháp dạy học tích cực, khai thác tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy, như: Xây dựng giáo án điện tử sinh động, sử dụng hình ảnh tư liệu, video, clip minh họa... Tăng cường trao đổi thông tin hai chiều giữa người dạy và người học, phát huy tính tích cực, chủ động của người học.

Thanh Hóa: Dấu ấn công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng 6 tháng đầu năm 2022

Đồng chí Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác lý luận chính trị - lịch sử Đảng 6 tháng đầu năm 2022

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với các huyện tổ chức thành công Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp cụm và chung kết cấp tỉnh. Trong quá trình diễn ra Hội thi các thí sinh đã tích cực, phấn khởi, trách nhiệm đầu tư công sức, trí tuệ cao; Trung tâm chính trị các huyện, thị, thành phố đã quan tâm động viên, tạo điều kiện thuận lợi cả vật chất và tinh thần cho giảng viên tham dự Hội thi.

Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn được quan tâm, việc triển khai xây dựng các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn tại địa phương được chú trọng, nổi bật như: Huyện Nông Cống tổng kết thực tiễn về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của BCH Đảng bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022 - 2025”; Thị xã Sầm Sơn tổ chức “Nghiên cứu, tổng hợp công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố giai đoạn 2020 - 2025”; Đảng bộ Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”. Ban Tuyên giáo, Trung tâm chính trị cấp huyện đã phân công giảng viên viết chuyên đề địa phương để triển khai ở các lớp bồi dưỡng giúp cho bài giảng sinh động, sát thực tế; giảng viên được tham gia nghiên cứu đề tài, đề án ở cơ sở, thông qua đó được đề xuất các ý kiến, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương; được tham gia các nhiêm vụ lớn của cấp ủy, chính quyền, qua đó giúp cho đội ngũ giảng viên nắm vững kiến thức lý luận, đúc rút được kinh nghiệm từ thực tiễn.

Công tác đào tạo bồi dưỡng được chủ động tổ chức triển khai theo các hình thức linh hoạt, phù hợp với tình hình chống dịch. Thực hiện cơ bản đủ các loại hình chương trình do Trung ương quy định và một số nội dung do yêu cầu của cấp ủy cấp huyện đề ra như bồi dưỡng cho học sinh các trường THPT, các trung tâm GDTX, cho tân binh lên đường nhập ngũ, cho công nhân; hình thức tổ chức cũng rất sáng tạo như học buổi tối, học vào ngày cuối tuần, cung cấp tài liệu và bộ câu hỏi trước để nghiên cứu; các hình thức học tập phù hợp với tình hình dịch bệnh và đặc thù nghề nghiệp của người học nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về nội dung, chất lượng. Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã mở được 360 lớp với 28.517 lượt học viên.

Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống được thực hiện bài bản, thường xuyên, liên tục

Công tác nghiên cứu, biên soạn, thẩm định, xuất bản lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh được tiến hành đồng bộ, hiệu quả và đạt được kết quả cao. Trong 6 tháng đầu năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tiếp tục tham mưu cho Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng, lịch sử ban, sở, ngành và địa chí trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 6 năm 2022, tỷ lệ các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã biên soạn, xuất bản kỷ yếu, sách lịch sử đến năm 2015, 2018, 2019, 2020 đạt 70%; 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ đến các năm 2015, 2020; có 502/559 (89,8%) xã, phường, thị trấn đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương đến năm 2010, 2015, 2020, 2022. Các xã, phường, thị trấn chưa biên soạn chủ yếu là do mới sáp nhập.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xuất bản và phát hành tài liệu Giáo dục lịch sử, văn hóa tỉnh Thanh Hóa và hiện đang tham mưu lựa chọn, biên tập, xuất bản sách “Dưới cờ Đảng quang vinh” tập 2.

Thanh Hóa: Dấu ấn công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng 6 tháng đầu năm 2022

Các công trình lịch sử được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xuất bản.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành phố đã tham mưu cho Ban Thường vụ cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc về công tác biên soạn, tái bản, bổ sung lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống, kỷ yếu của các tổ chức, cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Ban tuyên giáo cấp huyện thẩm định hàng chục công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ các xã, phường, thị trấn và các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy; lịch sử truyền thống, kỷ yếu của các ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp huyện đạt chất lượng, hiệu quả cao. Công tác tái bản, bổ sung lịch sử Đảng bộ huyện được các đơn vị chủ động triển khai như huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Vĩnh Lộc tái bản, bổ sung lịch sử Đảng bộ huyện, TP Sầm Sơn hoàn thành công trình địa chí; huyện Vĩnh Lộc, Như Thanh đang triển khai kế hoạch xuất bản địa chí huyện.

Các Đảng bộ huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh ngày càng quan tâm đến công tác sưu tầm, lưu trữ tư liệu lịch sử, đặc biệt là việc sưu tầm, lưu giữ tư liệu tại các phòng truyền thống cấp huyện, di tích lịch sử cách mạng. Đến tháng 6 - 2022, đã có 10 đơn vị cấp huyện xây dựng được phòng truyền thống, tiêu biểu như: Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định, Hậu Lộc.

Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống, lịch sử Đảng được Ban Tuyên giáo, tuyên huấn các đảng bộ trực thuộc tỉnh nghiêm túc thực hiện như: Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống truyền thanh, gắn tuyên truyền ngày kỷ niệm truyền thống, ngày thành lập Đảng bộ huyện; Tăng cường giáo dục trực quan, bằng phim, ảnh phóng sự, tư liệu, xây dựng giáo án điện tử về lịch sử địa phương và tổ chức cho học viên thăm các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ, phòng truyền thống. Hướng dẫn Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều hoạt động, diễn đàn, lồng ghép nhiều hình thức tuyên truyền có tác dụng thiết thực, tạo sự lan tỏa sâu rộng.

Thanh Hóa: Dấu ấn công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng 6 tháng đầu năm 2022

Công tác giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ được tiến hành thường xuyên, liên tục. (Ảnh tư liệu Báo Thanh Hóa)

Ban tuyên giáo cấp huyện đã chỉ đạo phòng giáo dục cùng cấp tổ chức đưa tài liệu ngoại khóa lịch sử, văn hóa của huyện, thị xã, thành phố vào chương trình giáo dục; thực hiện giảng dạy, lồng ghép, tích hợp giảng dạy lịch sử, văn hóa địa phương; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề để giáo dục cho học sinh; chỉ đạo tổ chức các hoạt động tri ân như tổ chức dâng hương, hoa tại các di tích lịch sử, di tích cách mạng; hướng dẫn các Đảng ủy, tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động về nguồn, thăm và chăm sóc các di tích cách mạng, tượng đài, nghĩa trang, chăm sóc người có công, thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ; chỉ đạo Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống cho học sinh tại các nhà trường hoặc tại di tích lịch sử cách mạng nhân các ngày truyền thống.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng được cấp ủy các cấp chú trọng; công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, di sản lịch sử - văn hóa trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền các huyện, thị, thành phố quan tâm, bằng việc đầu tư nguồn kinh phí của Nhà nước và từ nguồn xã hội hóa. Hệ thống giao thông, cơ sở vật chất tại các di tích được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng, trùng tu, tôn tạo, mua sắm trang thiết bị cho nhà truyền thống của Đảng bộ, đưa nhà truyền thống trở thành nơi giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng cho các tầng lớp Nhân dân.

Thanh Hóa: Dấu ấn công tác giáo dục lý luận chính trị và lịch sử Đảng 6 tháng đầu năm 2022

Nhà truyền thống huyện Hoằng Hóa.

Những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm sẽ tạo tiền đề quan trọng để đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp và giảng viên trung tâm chính trị cấp huyện tiếp tục triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt hiệu lực, hiệu quả cao nhất, góp phần vào thành công chung của toàn Ngành Tuyên giáo trong năm 2022.

Tùng Anh


Tùng Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]