(Baothanhhoa.vn) - Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2021 nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Theo đó, phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, khuyến khích giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, đối thoại...

Tăng cường công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án

Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2021 nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Theo đó, phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, khuyến khích giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, đối thoại...

Tăng cường công tác hòa giải, đối thoại tại tòa ánToàn cảnh hội nghị sơ kết 1 năm thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Kể từ khi Luật Hòa giải có hiệu lực, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh đã ban hành các kế hoạch thực hiện; chủ động báo cáo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh nội dung triển khai thi hành luật trong hệ thống TAND hai cấp trong tỉnh; chỉ đạo triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải, đối thoại; thành lập đoàn giám sát việc triển khai thực hiện luật trong hệ thống tòa án hai cấp trong tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến luật, đặc biệt là trong quá trình nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự, hành chính, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Cùng với đó, nâng cao trách nhiệm trong chỉ đạo việc chuyển kịp thời tất cả các đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo đủ điều kiện sang hòa giải, đối thoại trước khi tòa án thụ lý vụ việc với tinh thần giảm các vụ việc phải hòa giải, đối thoại trong tố tụng đến mức thấp nhất.

Lãnh đạo các đơn vị trong hệ thống TAND hai cấp đã phân công 1 thẩm phán phụ trách chung các hoạt động, theo dõi các vụ việc hòa giải, đối thoại tại tòa; phân công bộ máy giúp việc trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại tòa. Từ khi nhận hồ sơ khởi kiện, đối với những hồ sơ mà đương sự có yêu cầu lựa chọn hòa giải tại tòa, chánh án trực tiếp phân công thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Toàn bộ các tài liệu, sổ sách liên quan trong quá trình hòa giải đều được quản lý và lưu trữ tại tòa án theo đúng quy định.

Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm hòa giải viên được chú trọng, thực hiện kỹ, đảm bảo đúng quy định, đáp ứng tình hình thực tiễn. Toàn tỉnh hiện có 34 hòa giải viên, đa số có năng lực, uy tín nghề nghiệp, kinh nghiệm sống phong phú, nhiệt tình với công tác hòa giải tại tòa. Nhiều hòa giải viên có kinh nghiệm tiến hành hòa giải, đối thoại thông qua thời gian tổ chức thí điểm hòa giải, đối thoại tại địa phương thời gian qua. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa, TAND hai cấp trong tỉnh đã thụ lý, giải quyết 1.784 vụ việc; trong đó số lượng vụ việc được hòa giải thành, đối thoại thành là 727 vụ việc. Trong đó, một số đơn vị có số lượng vụ việc chuyển sang hòa giải, đối thoại tại tòa án cao và cũng có số lượng hòa giải, đối thoại thành cao như: TAND huyện Hoằng Hóa 113 vụ việc hòa giải, đối thoại thành/174 vụ việc chuyển sang hòa giải; TAND thị xã Nghi Sơn 83 vụ việc hòa giải, đối thoại thành/198 vụ việc chuyển sang hòa giải; TAND huyện Quảng Xương 98 vụ việc hòa giải, đối thoại thành/151 vụ việc chuyển sang hòa giải...

Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực hiện hòa giải, đối thoại tại tòa vẫn còn những hạn chế, vướng mắc. Đó là số lượng các vụ việc đã chuyển sang hòa giải, đối thoại còn chiếm tỷ lệ thấp so với số lượng đơn khởi kiện, đơn yêu cầu mà các tòa án nhận được. Đa số các đương sự, mặc dù đã được nghe tòa án phổ biến và giải thích về Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, ý nghĩa của việc lựa chọn giải quyết qua hòa giải đối thoại, nhưng nhận thức chưa đầy đủ về luật, nên không lựa chọn phương thức hòa giải, đối thoại. Trong quá trình hòa giải, đối thoại đương sự thường không hợp tác: vắng mặt nơi cư trú, không đến tham gia hòa giải, không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của hòa giải viên. Bên cạnh đó, người dân thường chọn khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự, hành chính vì người dân còn chưa tin vào hòa giải, đối thoại tại tòa án với tâm lý e sợ, khó thi hành tại giai đoạn thi hành án nếu một trong các bên không thực hiện theo kết quả hòa giải, đối thoại thành. Số lượng vụ án của các đơn vị ngày càng tăng và phức tạp trong khi kỹ năng hòa giải, đối thoại của một số hòa giải viên còn hạn chế do chưa tham gia tập huấn nhiều về chuyên môn, nghiệp vụ nên khi thực hiện hòa giải, đối thoại vụ việc phức tạp còn gặp khó khăn, lúng túng. Một số hòa giải viên còn hạn chế về sử dụng máy tính, ảnh hưởng đến việc soạn thảo, in ấn văn bản trong khi công tác hòa giải không có thư ký hỗ trợ hoặc giúp việc nên ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình hòa giải, đối thoại còn hạn chế: khi đối thoại các khiếu kiện hành chính, đại diện một số cơ quan đều có văn bản đề nghị vắng mặt; đối với các tranh chấp đất đai các cơ quan liên quan đều chậm có văn bản hoặc không có văn bản trả lời... dẫn đến kéo dài thời gian hòa giải, đối thoại tạo tâm lý không tốt cho người khởi kiện...

Từ thực tiễn trên, thời gian tới TAND hai cấp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhằm giúp người dân hiểu rõ và sâu sắc hơn về ý nghĩa việc hòa giải, đối thoại; bồi dưỡng, tập huấn cho hòa giải viên cũng như chủ động tham mưu, giải quyết bất cập, vướng mắc, nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành luật, góp phần giải quyết hiệu quả các tranh chấp, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong Nhân dân.

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]