(Baothanhhoa.vn) - Đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Thanh Hóa hiện đang sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn, với 3.582 hộ, 18.884 nhân khẩu. Trong những năm qua, cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm đến công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông. Qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Quan tâm công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Mông

Đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Thanh Hóa hiện đang sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn, với 3.582 hộ, 18.884 nhân khẩu. Trong những năm qua, cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm đến công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông. Qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Quan tâm công tác dân vận trong đồng bào dân tộc MôngCán bộ Đồn Biên phòng Tam Chung tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Mông ở bản Suối Phái, xã Tam Chung (Mường Lát) thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Để đồng bào dân tộc Mông ổn định đời sống, xóa bỏ các hủ tục, nhiều năm qua, hệ thống dân vận đã tham mưu cho cấp ủy, tổ chức đảng quán triệt, triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo...; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và lực lượng vũ trang về công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cường, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân.

Nhằm làm tốt công tác dân vận, các cấp ủy đã phân công cấp ủy viên phụ trách công tác dân vận. Theo đó, vùng đồng bào dân tộc Mông đã có 100% đồng chí phó bí thư đảng ủy xã làm trưởng khối dân vận; đồng chí bí thư chi bộ hoặc trưởng thôn, bản làm tổ trưởng tổ dân vận và phân công cán bộ, đảng viên phụ trách công tác dân vận, MTTQ, các đoàn thể. Cùng với đó, các cấp ủy đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ vùng đồng bào dân tộc Mông nói chung và cán bộ là người dân tộc Mông nói riêng. Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức người dân tộc Mông đang làm việc ở các xã là 34 người, cán bộ bán chuyên trách là 38 người, cán bộ thôn, bản là 69 người. Nhìn chung, trong thời gian qua, công tác dân vận đã có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức hoạt động theo hướng gần dân, sát cơ sở. Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giảm nghèo nhanh và bền vững ở miền núi. Đồng thời, cán bộ làm công tác dân vận đã chủ động hơn trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình ở cơ sở để tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền giải quyết, nhất là việc khiếu kiện liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách xã hội, công tác dân tộc, tôn giáo.

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư 115 công trình theo Đề án 2181 của Trung ương, gồm điện, đường, trường, trạm y tế, nhà văn hóa... với tổng kinh phí trên 331,8 tỷ đồng, tạo thuận lợi cho việc đi lại, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của đồng bào Mông. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ các đề án vùng đồng bào dân tộc Mông, giai đoạn 2015-2020 trên 4,2 tỷ đồng; hỗ trợ làm đường vào nghĩa trang, hỗ trợ bảo tồn văn hóa truyền thống, hỗ trợ công tác tuyên truyền, hỗ trợ các mô hình điểm, hỗ trợ học tập kinh nghiệm, tổng kết và hỗ trợ gia đình, dòng họ tổ chức tang lễ. Trong thực hiện nếp sống văn hóa mới, hằng năm các cấp ủy đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức bình quân 2 buổi chiếu phim/bản tại các bản Mông; trong đó có lồng ghép các bộ phim tư liệu bằng tiếng Mông, giúp đồng bào nâng cao ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa và loại bỏ dần các hủ tục. Đặc biệt, thực hiện Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông đến năm 2020”, trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, đã tổ chức được 97 hội nghị tuyên truyền tại các thôn, bản cho 4.023 người; tổng số đám tang thực hiện theo đề án là 327, số đám tang không thực hiện theo đề án là 28 đám (trong đó hỗ trợ cho 167 đám tang của người Mông, với tổng kinh phí hỗ trợ là 1.336 triệu đồng, 160 đám không nhận hỗ trợ).

Có thể khẳng định, trong những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm chăm lo đến đồng bào dân tộc Mông, tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Đồng thời giúp đồng bào xóa bỏ tự ti, tích cực, chủ động vươn lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Bài và ảnh: Nguyễn Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]