(Baothanhhoa.vn) - Ngay sau khi được thành lập, Chi bộ Hàm Hạ đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, tháng 8-1930, Tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Hàm Hạ và từ làng Hàm Hạ đã phát triển rộng khắp sang các làng, xã khác, với tôn chỉ là đoàn kết nông dân, đánh đổ thực dân, phong kiến, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, chống quan lại địa phương cướp ruộng đất, công điền, công thổ, sách nhiễu nông dân. Với ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng đối với phong trào cách mạng địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đồng ý cho Đảng bộ huyện Đông Sơn được lấy ngày 25-6-1930, ngày thành lập Chi bộ Hàm Hạ là ngày truyền thống Đảng bộ huyện Đông Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng huyện Đông Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh

Ngay sau khi được thành lập, Chi bộ Hàm Hạ đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, tháng 8-1930, Tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Hàm Hạ và từ làng Hàm Hạ đã phát triển rộng khắp sang các làng, xã khác, với tôn chỉ là đoàn kết nông dân, đánh đổ thực dân, phong kiến, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, chống quan lại địa phương cướp ruộng đất, công điền, công thổ, sách nhiễu nông dân. Với ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng đối với phong trào cách mạng địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đồng ý cho Đảng bộ huyện Đông Sơn được lấy ngày 25-6-1930, ngày thành lập Chi bộ Hàm Hạ là ngày truyền thống Đảng bộ huyện Đông Sơn.

Phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng huyện Đông Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minhMô hình nông nghiệp công nghệ cao ở xã Đông Tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Huê

Cách đây 90 năm, ngày 25-6-1930, tại làng Hàm Hạ, tổng Kim Khê, nay là khu phố Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, đại diện Xứ ủy Bắc Kỳ đã chủ trì hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Hàm Hạ, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Đông Sơn, đồng thời cũng là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lê Thế Long làm Bí thư chi bộ. Sự ra đời của Chi bộ Hàm Hạ - đỉnh cao của phong trào yêu nước, cách mạng của Nhân dân Đông Sơn là một tất yếu lịch sử, đáp ứng được yêu cầu của phong trào cách mạng trong tỉnh, trong huyện, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo cách mạng lúc bấy giờ. Sự ra đời của Chi bộ Hàm Hạ cũng là tiền đề quan trọng để tiếp đó, ngày 10-7-1930 thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thiệu Hóa, ngày 22–7-1930 thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Thọ Xuân, tạo điều kiện về tổ chức và tư tưởng cho việc thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vào ngày 29-7-1930. Kể từ đây giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp Nhân dân lao động của huyện Đông Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung đã có một chính đảng Mác-xít của giai cấp vô sản lãnh đạo, vững bước tiến lên trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và quyền dân sinh, dân chủ của mình.

Ngay sau khi được thành lập, Chi bộ Hàm Hạ đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, tháng 8-1930, Tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Hàm Hạ và từ làng Hàm Hạ đã phát triển rộng khắp sang các làng, xã khác, với tôn chỉ là đoàn kết nông dân, đánh đổ thực dân, phong kiến, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, chống quan lại địa phương cướp ruộng đất, công điền, công thổ, sách nhiễu nông dân. Với ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng đối với phong trào cách mạng địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đồng ý cho Đảng bộ huyện Đông Sơn được lấy ngày 25-6-1930, ngày thành lập Chi bộ Hàm Hạ là ngày truyền thống Đảng bộ huyện Đông Sơn.

Trong suốt chặng đường 90 năm, trải qua các giai đoạn cách mạng, ở bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng bộ huyện Đông Sơn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, tập hợp được mọi thành phần, tầng lớp Nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Đảng bộ luôn coi trọng giáo dục lý tưởng, lập trường giai cấp cho cán bộ, đảng viên, nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, chăm lo, bồi dưỡng, bổ sung những quần chúng ưu tú cho Đảng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của Đảng. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đông Sơn là hậu phương đóng góp nhiều sức người, sức của cho các chiến trường, cùng cả nước thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến. Vừa chiến đấu, Đông Sơn vừa tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hàng loạt các phong trào được phát động sôi nổi, hiệu quả. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong thời kỳ xây dựng bảo vệ Tổ quốc, huyện Đông Sơn được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, ngày 30-8-1995, Nhân dân và lực lượng vũ trang Nhân dân huyện Đông Sơn vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; có 2 đơn vị và 4 cá nhân được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động; có 114 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng...

Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng bộ và Nhân dân huyện Đông Sơn đã phát huy truyền thống anh hùng và tinh thần chủ động, sáng tạo trong đấu tranh cách mạng, đem hết sức lực, trí tuệ, phấn đấu vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách; vừa khắc phục hậu quả và hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước đẩy lùi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, vừa xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính quyền Nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân vững mạnh. Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và Nhân dân huyện Đông Sơn đoàn kết, năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, kiên trì phấn đấu, giành được nhiều thành quả quan trọng. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết, thống nhất cao trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị; quán triệt, triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy các cấp, nhất là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “phát huy giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, xây dựng con người Đông Sơn năng động, sáng tạo - thân thiện, đáp ứng thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”. Cấp ủy, chính quyền đã thực hiện tốt phương châm “Đột phá - Sáng tạo, Trọng tâm - Toàn diện, quyết liệt và hiệu quả” trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đông Sơn lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2015-2020), Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các mặt, có 25/26 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sản xuất công nghiệp có bước phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ước đạt 18,2%, vượt mục tiêu đại hội; thu nhập bình quân đầu người đạt 49 triệu đồng/người/năm, tăng 21,3 triệu đồng so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh còn 0,64%, đứng thứ 2 trong tỉnh. Môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt, doanh nghiệp phát triển nhanh; thu hút được nhiều nguồn lực cho đầu tư, nhất là phát triển hạ tầng giao thông và dân cư nông thôn. Văn hóa - xã hội ngày càng phát triển tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Đến nay, toàn huyện có 37/38 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 97,14%, đứng đầu toàn tỉnh, là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ 100% trường THCS đạt chuẩn quốc gia. 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2, đứng thứ nhất toàn tỉnh. Phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đạt kết quả cao, bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều khởi sắc. Năm 2019, huyện Đông Sơn là huyện thứ ba trong tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (về đích trước thời hạn 1 năm so với nghị quyết đề ra).

Công tác quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường có nhiều đổi mới sâu sắc và toàn diện. Từ ngày thành lập đến nay, số lượng và chất lượng hoạt động của tổ chức đảng không ngừng được nâng lên, vững vàng, kiên định và sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; từ 3 đảng viên ngày đầu thành lập chi bộ đảng đầu tiên, đến nay, Đảng bộ huyện đã có 5.578 đảng viên sinh hoạt tại 34 tổ chức cơ sở đảng. Các mặt trong công tác xây dựng Đảng đều có sự đổi mới, chất lượng, hiệu quả. Đặc biệt công tác tổ chức cán bộ được chú trọng, được xác định là nhiệm vụ then chốt. Cấp ủy đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đến nay 100% cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn đạt chuẩn và trên chuẩn. Công tác luân chuyển, điều động cán bộ thực sự là khâu đột phá mang lại hiệu quả cao trở thành mô hình điển hình được Trung ương, Tỉnh ủy ghi nhận. Trong nhiệm kỳ đã điều động, luân chuyển 36 cán bộ lãnh đạo, quản lý, 151 cán bộ, công chức xã, đến nay 100% xã, thị trấn có các chức danh chủ chốt không phải người địa phương (dẫn đầu toàn tỉnh). Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, phát triển đảng viên được quan tâm cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đảng viên trẻ, nữ ngày càng tăng, trong nhiệm kỳ đã kết nạp được 610 đảng viên mới, đạt 102%, vượt chỉ tiêu đại hội. Kết quả đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng hàng năm: 100% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ trở lên (trong đó 90% hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên). Bộ máy chính quyền các cấp bảo đảm tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn và điều hành có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, giải quyết kịp thời và hiệu quả các mối quan hệ hành chính với công dân, với các ngành, các cấp. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cũng không ngừng lớn mạnh, thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động; luôn hướng về cơ sở, chăm lo xây dựng và củng cố tổ chức hội, thu hút và tập hợp đoàn viên, hội viên, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, vận động Nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Đặc biệt năm 2018, 2019, Đảng bộ huyện được Ban Thường vụ Tỉnh ủy công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là tập thể duy nhất của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, giai đoạn 2016 - 2019, được Trung ương biểu dương nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

90 năm xây dựng và trưởng thành; từ chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh, Đảng bộ huyện Đông Sơn thực sự là chỗ dựa, là niềm tin, là ngọn cờ tập hợp Nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng, với tiềm năng, nội lực sẵn có cùng với những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ và Nhân dân Đông Sơn đoàn kết, năng động, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, góp phần xây dựng Đông Sơn sớm trở thành huyện kiểu mẫu để cùng với cả tỉnh xây dựng Thanh Hóa trở nên một tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Nguyễn Quang Hải

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]