Đồng chí Cầm Thị Phượng, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Thường Xuân, cho biết: Thời gian qua, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở có sự thống nhất cao trong lãnh đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Công tác cải cách hành chính từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và nguyện vọng của Nhân dân. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng hiệu quả. Dân chủ được mở rộng, niềm tin của người dân với Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố chính là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội  địa phương phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy quy chế dân chủ ở huyện Thường Xuân

Đồng chí Cầm Thị Phượng, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Thường Xuân, cho biết: Thời gian qua, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở có sự thống nhất cao trong lãnh đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Công tác cải cách hành chính từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và nguyện vọng của Nhân dân. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng hiệu quả. Dân chủ được mở rộng, niềm tin của người dân với Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố chính là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Phát huy quy chế dân chủ ở huyện Thường XuânCuộc họp triển khai thực hiện quy chế dân chủ tại xã Bát Mọt.

Để thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo QCDC huyện xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về QCDC. Trong đó, chú trọng gắn thực hiện QCDC ở cơ sở với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM), cải cách hành chính, tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, các phong trào thi đua yêu nước và công tác xây dựng Đảng của cơ quan, đơn vị, nhất là đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)... Qua đó, cấp ủy, chính quyền cơ sở từng bước khắc phục tình trạng hành chính, mệnh lệnh, quan liêu, xa rời dân; chủ động đổi mới phương thức hoạt động theo hướng gần dân, sát dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của Nhân dân, giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

Hiện các xã, thị trấn trên địa bàn đều thành lập ban thanh tra Nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được chỉ đạo quyết liệt, gắn với công tác thanh tra, kiểm tra để xác minh, làm rõ, hạn chế việc khiếu kiện, tố cáo; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong công tác tiếp dân. 9 tháng năm 2020, bộ phận “một cửa” huyện tiếp nhận 2.046 hồ sơ, đã giải quyết đúng hạn 1.758 hồ sơ, quá hạn 109 hồ sơ, đang giải quyết 179 hồ sơ, chủ yếu hồ sơ về lĩnh vực tài chính - kế hoạch, tài nguyên và môi trường, kinh tế hạ tầng. Toàn huyện tiếp nhận 33 đơn với 33 vụ việc. Các nội dung đơn đều là đề nghị, phản ánh và được các cấp lãnh đạo thống nhất chỉ đạo, xem xét, giải quyết kịp thời, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, qua đó củng cố lòng tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Việc tiếp xúc đối thoại với Nhân dân được tiến hành theo định kỳ. Nội dung đối thoại tập trung về công tác cán bộ, các chủ trương, chính sách trong phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thực hiện QCDC trong việc quản lý và sử dụng tài sản, tài chính công, trong thi đua, khen thưởng và trong công tác cán bộ; công khai trong tuyển dụng; tổ chức tốt hội nghị cán bộ, công chức, hội nghị người lao động, đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định và chăm lo đến quyền lợi chính đáng cho người lao động theo đúng luật định. Nhiều năm qua, huyện tập trung cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu “lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công việc”, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông”, qua đó tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian giải quyết công việc cho công dân và doanh nghiệp, góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp.

Nhờ thực hiện QCDC ở cơ sở, Thường Xuân đã có thêm động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, tạo không khí phấn khởi trong hoạt động của cộng đồng dân cư và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; tăng cường và củng cố niềm tin đối với Nhân dân. 9 tháng năm 2020, toàn huyện đã chuyển đổi được gần 365 ha diện tích lúa, mía năng suất thấp sang các loại cây trồng khác; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 19,4 nghìn tấn; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 99,6 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người (năm 2019) đạt 34 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo 7,3% (năm 2019), ước năm 2020 giảm còn 4%. Đến tháng 9-2020, Thường Xuân có 5 xã, 31 thôn đạt chuẩn NTM; 1 xã đạt 15/15 tiêu chí NTM nâng cao, 2 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; toàn huyện đạt 248 tiêu chí, bình quân đạt 15,5 tiêu chí/xã.

Bài và ảnh: Hoài Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]