(Baothanhhoa.vn) - Trải qua môi trường quân ngũ, đảng viên trẻ có bản lĩnh chính trị, sống nền nếp, tác phong làm việc chính quy. Đây là nguồn lực chất lượng, đặc biệt đối với lực lượng vũ trang địa phương, chính trị cơ sở. Tuy nhiên, khi xuất ngũ về địa phương, một bộ phận đảng viên không muốn tham gia công tác xã hội, số khác không được bố trí sắp xếp công việc, người lại muốn đi làm ăn xa... Từ nhiều lý do dẫn đến tình trạng có đảng viên bỏ sinh hoạt hoặc xin ra khỏi Đảng, gây ra nhiều hạn chế trong quản lý, sử dụng đảng viên xuất ngũ.

Phát huy nguồn lực đảng viên xuất ngũ: Những khó khăn, bất cập

Trải qua môi trường quân ngũ, đảng viên trẻ có bản lĩnh chính trị, sống nền nếp, tác phong làm việc chính quy. Đây là nguồn lực chất lượng, đặc biệt đối với lực lượng vũ trang địa phương, chính trị cơ sở. Tuy nhiên, khi xuất ngũ về địa phương, một bộ phận đảng viên không muốn tham gia công tác xã hội, số khác không được bố trí sắp xếp công việc, người lại muốn đi làm ăn xa... Từ nhiều lý do dẫn đến tình trạng có đảng viên bỏ sinh hoạt hoặc xin ra khỏi Đảng, gây ra nhiều hạn chế trong quản lý, sử dụng đảng viên xuất ngũ.

Phát huy nguồn lực đảng viên xuất ngũ: Những khó khăn, bất cậpCác chiến sĩ luôn rèn luyện, phấn đấu trong môi trường quân đội để được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ảnh: Quốc Hương

Tin liên quan:
  • Phát huy nguồn lực đảng viên xuất ngũ: Những khó khăn, bất cập
    Phát huy nguồn lực đảng viên xuất ngũ: Những nhân tố tích cực ở cơ sở

    Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng nghìn thanh niên lên đường nhập ngũ; nhiều người sau đó được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, họ trở thành những hạt nhân ở cơ sở, góp phần tạo sự đồng thuận giữa cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xây dựng quê hương.

Hầu hết đảng viên là quân nhân sau khi xuất ngũ đều được đơn vị giới thiệu về tham gia sinh hoạt tại các chi, đảng bộ ở địa phương. Thời gian đầu, các đồng chí này tham gia sinh hoạt chi bộ nơi cư trú đầy đủ, nhưng một thời gian sau vì cuộc sống mưu sinh phải đi làm xa, làm công nhân trong các công ty, doanh nghiệp tư nhân ở ngoài tỉnh nhưng không có tổ chức đảng nên việc duy trì sinh hoạt hằng tháng gặp khó khăn.

Trường hợp của đảng viên Mai Xuân Hùng, sinh năm 1993, ở thôn Tân Sơn, xã Tân Khang (Nông Cống) là một ví dụ. Được kết nạp Đảng trong thời gian tại ngũ, năm 2018, đồng chí Hùng xuất ngũ và tham gia sinh hoạt ở chi bộ thôn Tân Sơn. Tuy đã được địa phương bố trí giữ cương vị bí thư chi đoàn thôn, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Mai Xuân Hùng phải vào TP Hồ Chí Minh làm việc cho một doanh nghiệp tư nhân không có tổ chức đảng. Không thể về địa phương sinh hoạt nên đồng chí Hùng đã làm đơn xin miễn sinh hoạt Đảng 1 năm. Đến tháng 7-2019, hết thời hạn miễn sinh hoạt Đảng, đồng chí phải nghỉ việc về tham gia sinh hoạt Đảng tại nơi cư trú theo đúng quy định, sau đó lại tiếp tục làm đơn xin miễn sinh hoạt.

Xuất ngũ trở về địa phương tại thôn Đồng Tiến, xã Tuy Lộc (Hậu Lộc), đảng viên Đỗ Văn Thắng được chi bộ thôn Đồng Tiến phân công nhiệm vụ làm phó bí thư chi đoàn. Sau một thời gian đảm nhiệm chức danh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Đỗ Văn Thắng phải đi làm ăn xa nên hằng tháng đồng chí cố gắng bố trí thời gian trở về chi bộ sinh hoạt Đảng định kỳ, sau đó lại đi làm. Đồng chí Lê Văn Lương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tuy Lộc cho biết: Xã hiện có 4 thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự được kết nạp Đảng trong quân ngũ. Khi xuất ngũ, các đảng viên này đều được xã định hướng, bố trí công việc tại khu dân cư. Tuy nhiên, vì cuộc sống mưu sinh nên các đồng chí đều xin nghỉ để đi làm kinh tế.

Có ý thức rèn luyện, phấn đấu trong quá trình tham gia nghĩa vụ quân sự, chiến sĩ Phạm Văn Tình, sinh năm 1997, ở xã Yên Thọ (Như Thanh) được kết nạp Đảng trong thời gian quân ngũ. Ra quân, trở về địa phương, Phạm Văn Tình được cấp ủy vận động tham gia làm bí thư chi đoàn thôn. Tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Tình đã đăng ký tham gia xuất khẩu lao động. Mặc dù được đảng ủy xã tận tình hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng, nhưng khi có quyết định đi, Phạm Văn Tình không kịp làm thủ tục chuyển sinh hoạt nên theo quy định Điều lệ Đảng, Phạm Văn Tình bị xóa tên khỏi tổ chức. Đồng chí Lương Khắc Nam, Phó Bí thư Đảng ủy xã Yên Thọ thông tin: Xã có 7 đồng chí đảng viên trong độ tuổi đoàn được kết nạp trong thời gian quân ngũ, khi ra quân về địa phương, do gánh nặng mưu sinh nên có một số đồng chí tham gia xuất khẩu lao động, số nữa đi làm trong các khu công nghiệp. Mặc dù các chi bộ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng chí như bố trí sinh hoạt Đảng định kỳ vào cuối tuần hoặc buổi tối nhưng sau một thời gian, hầu hết các đảng viên trẻ xuất ngũ đều bỏ sinh hoạt, bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên.

Từ năm 2016 đến nay, huyện Như Thanh có 5 đảng viên là bộ đội xuất ngũ bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên. Trăn trở trước thực tế này, đồng chí Lê Văn Cường, Trưởng Ban Tổ chức Huyện Như Thanh cho biết: Không phải đảng viên trẻ nào sau khi xuất ngũ cũng có điều kiện tham gia sinh hoạt ở các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền địa phương. Quân nhân là đảng viên sau xuất ngũ thời gian đầu tham gia sinh hoạt ở các chi bộ thôn xóm đầy đủ, nhiệt tình. Nhưng một thời gian sau, vì cuộc sống mưu sinh họ phải đi làm xa, làm công nhân trong các công ty, doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài, nên việc duy trì sinh hoạt hằng tháng ở các tổ chức đảng gặp khó khăn. Theo quy định, đảng viên đi làm ăn xa được miễn sinh hoạt không quá 12 tháng, nhưng phải làm đơn, hết thời gian xin phép phải làm bảng kiểm điểm tư cách đảng viên, sau đó làm lại đơn nếu muốn tiếp tục xin miễn sinh hoạt Đảng. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp thời gian đầu có làm đơn xin phép, sau khi hết hạn thì không xin phép cũng như không liên lạc với tổ chức đảng, cũng có trường hợp làm đơn xin ra khỏi Đảng.

Còn ở huyện Nông Cống, từ năm 2016 đến nay có trên 30 đảng viên là hạ sĩ quan, chiến sĩ xuất ngũ trở về. Trong đó, một số đồng chí được địa phương bố trí, sắp xếp các công việc hợp lý, phù hợp với trình độ, khả năng. Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở cơ sở cơ bản đã được kiện toàn nên rất khó sắp xếp, bố trí. Bên cạnh đó, bản thân các đảng viên mong muốn làm việc trong hệ thống chính trị ở địa phương không nhiều. Họ quan tâm nhiều hơn tới phát triển kinh tế. Bởi vậy huyện Nông Cống đã đưa ra phương án để tất cả các đảng viên đều được tư vấn, giới thiệu việc làm và tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất - đồng chí Lê Ngọc Thắng, Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Nông Cống cho biết.

Khó khăn trong bố trí việc làm cho đảng viên trẻ xuất ngũ có nguyện vọng được công tác trong hệ thống chính trị cơ sở là thực trạng chung của hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh. Chia sẻ về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Xuân Ánh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thọ (Nông Cống) cho hay: “Chúng tôi rất muốn bố trí các đồng chí đảng viên xuất ngũ vào làm việc nhưng nguyên nhân chính là biên chế ngày càng co hẹp, bộ máy ở cơ sở đã ổn định. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” nên số cán bộ công chức dôi dư nhiều, càng khó khăn hơn trong việc bố trí việc làm. Vì vậy, có một số đảng viên đã đi xuất khẩu lao động, đi làm ăn xa dẫn đến việc quản lý đảng viên này gặp nhiều khó khăn. “Giữ anh em ở lại mà không tạo điều kiện để họ đảm bảo cuộc sống thì rất khó, với khả năng của địa phương chỉ dừng lại ở việc làm công tác tư tưởng trong Đảng”, đồng chí Ánh bộc bạch.

Thực trạng nêu trên trong công tác quản lý đảng viên là bộ đội xuất ngũ cần được quan tâm tháo gỡ, góp phần tạo nguồn cán bộ đã qua thử thách, rèn luyện trong quân đội cho hệ thống chính trị ở cơ sở.

L.Q.H

Bài 3: Tạo nguồn cán bộ cho địa phương.



Từ khóa: Đảng viên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]