(Baothanhhoa.vn) - Trong suốt 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó, Đảng không ngừng giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò tiền phong nêu gương của cán bộ, đảng viên chính là một phương thức lãnh đạo của Đảng, là giá trị đạo đức đậm tính nhân văn sâu sắc, đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày nay sự nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên lại càng có vai trò ý nghĩa quan trọng, cần thiết, cấp bách để xây dựng Đảng và lan tỏa những việc làm đẹp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài 3: Trách nhiệm nêu gương - lan tỏa những việc làm đẹp

Trong suốt 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó, Đảng không ngừng giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò tiền phong nêu gương của cán bộ, đảng viên chính là một phương thức lãnh đạo của Đảng, là giá trị đạo đức đậm tính nhân văn sâu sắc, đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày nay sự nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên lại càng có vai trò ý nghĩa quan trọng, cần thiết, cấp bách để xây dựng Đảng và lan tỏa những việc làm đẹp.

 Bài 3: Trách nhiệm nêu gương - lan tỏa những việc làm đẹp

Đồng chí Thiều Quang Hồng, bí thư, trưởng thôn 1, xã Thiệu Vận (Thiệu Hóa) thăm đồng nắm tình hình sản xuất. Ảnh: Lê Hà

Gần dân, nói dân hiểu, làm dân tin

Hai khóa làm bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn 1, xã Thiệu Vận (Thiệu Hóa) đồng chí Thiều Quang Hồng được đảng viên tín nhiệm, người dân tin tưởng bởi phẩm chất người lính Cụ Hồ và trưởng thành từ công an viên. Trước đây, do đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, một số người dân có tư tưởng chây ì thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước càng khiến cho sự phát triển của thôn chậm hơn. Từng là công an viên nắm bắt tình hình, tư tưởng người dân rất sát, nên khi được bầu làm trưởng thôn, bí thư chi bộ, ông Hồng càng thuận lợi hơn trong công việc. “Nói dân hiểu, làm dân tin”, ngoài việc luôn gương mẫu đi đầu trong mọi việc, gia đình ông Hồng đã tự nguyện hiến 1.000m2 đất cho thôn xây dựng nhà văn hóa và là người khởi xướng phong trào “xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới”. Chỉ trong thời gian ngắn, rất nhiều con em xa quê và người dân trong thôn đã tự nguyện quyên góp tiền, ngày công lao động xây dựng nhà văn hóa thôn với tổng trị giá gần 700 triệu đồng và làm bê tông hóa 100% giao thông nội đồng, nội thôn phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nâng tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn đạt 10,3 tỷ đồng (chủ yếu xã hội hóa). Trong quá trình thực hiện, nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch tài chính và có sự giám sát của người dân luôn là nguyên tắc “bất di bất dịch” nên càng được bà con trong thôn tín nhiệm nhiều hơn. Ông Hồng còn được bầu làm đại biểu HĐND xã 3 khóa liên tục. “Nói đi đôi với làm”, người dân thôn 1 thường gặp ông Hồng trên các vùng đồng sản xuất hay trong bất cứ công việc gì của thôn. Gia đình ông còn là hộ đi đầu đưa cơ giới vào sản xuất và phục vụ sản xuất cho nhiều hộ trong thôn, xã. Nhờ sự gần gũi, trách nhiệm, ông Hồng đã góp phần đưa thôn 1 sớm về đích thôn nông thôn mới của xã, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 96,1%.

Được sự dìu dắt của cấp ủy địa phương, đồng chí Sùng A Hòa, bí thư chi bộ và Sùng Seo Minh, trưởng bản Nà Ón, xã Trung Lý (Mường Lát), dân tộc Mông đã nỗ lực “vừa học vừa làm”. Ban đầu nói tiếng Kinh chưa thông thạo, nhưng qua mỗi lần giao tiếp với cán bộ xã, Sùng A Hòa và Sùng Seo Minh lại thêm một lần được “vỡ” ra nhiều điều và càng muốn theo con đường mà cán bộ cấp trên định hướng để giúp dân bản thoát nghèo. Những lần “vác tù và hàng tổng” đi thông báo và triển khai chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, rồi đến nhà hộ dân tuyên truyền, vận động đi học xóa mù chữ thực hiện các nhiệm vụ, phong trào của địa phương... rất vất vả nhưng tinh thần của 2 cán bộ bản Nà Ón vẫn rất phấn khởi, hào hứng. Được Đảng cử, dân bầu làm bí thư chi bộ, trưởng bản năm 2012, Sùng A Hòa và Sùng Seo Minh có thêm động lực không ngại khó, không ngại khổ. Mong muốn có một mô hình kinh tế được nhân cấy về bản giúp người dân thoát nghèo không di cư tự do luôn thường trực trong suy nghĩ của các đồng chí. Năm 2019, bản Nà Ón được hỗ trợ 39 con dê giống sinh sản cho 15 hộ, đồng chí Sùng A Hòa và Sùng Seo Minh rất phấn khởi, chủ động nắm kiến thức kỹ thuật chăm sóc để hướng dẫn thêm cho người dân vì các hộ không biết tiếng Kinh; thường xuyên kiểm tra tình hình các hộ thực hiện chăm sóc... với những cố gắng nỗ lực, có thời điểm tổng đàn dê đã tăng lên hơn 90 con. Một số hộ có dê bán cải thiện cuộc sống và hiểu ra mình cần phải thay đổi nhận thức, không trông chờ, ỉ lại vào Đảng, Nhà nước.

Nếu không có sự nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, bám cơ sở và thực sự làm những việc dân cần, có lợi cho dân của nhiều cán bộ, đảng viên cơ sở thì nhiều việc của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện khó đạt được kết quả như mong đợi. Những khởi sắc của nhiều địa phương cho thấy những chủ trương của Đảng đã đi vào đời sống, trong đó có vai trò, trách nhiệm tiên phong gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên được tổ chức giao giữ nhiều vị trí quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành các công việc.

Lắng nghe, đối thoại với dân

Tháng 4-2019, Thường trực Huyện ủy Thọ Xuân tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện với cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn, 21 chị đại diện cho hội viên, phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đặt câu hỏi tập trung các lĩnh vực về công tác cán bộ nữ; hỗ trợ vốn vay, tạo việc làm; bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái... đã được đại diện thường trực Huyện ủy trả lời rõ ràng, cụ thể, đúng trọng tâm làm rõ được các vấn đề mà cán bộ, hội viên còn băn khoăn, vướng mắc. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy đã nhấn mạnh: Việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên phụ nữ trong huyện, nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc phát sinh trong cuộc sống để đề xuất, giải quyết hoặc nghiên cứu bổ sung đầy đủ các nghị quyết, chủ trương một cách phù hợp với thực tiễn, góp phần cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.

Đối thoại là một trong những việc làm gần dân, sát cơ sở đang được nhiều địa phương đơn vị tổ chức và duy trì hoạt động những năm gần đây. Nếu chỉ lắng nghe hoặc tiếp thu ý kiến phản ảnh của người dân qua các kênh thông tin thì chưa đủ, chưa đúng với phương pháp làm việc hiện nay của cấp ủy, chính quyền, những người thực thi công vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bởi thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, người dân rất muốn được gặp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền để được đối thoại, đề xuất những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ. Đối thoại trực tiếp để tháo gỡ kịp thời, làm sáng tỏ những vấn đề người dân quan tâm đã thể hiện sự khéo léo, linh hoạt trong công tác dân vận của cấp ủy. Chính việc lắng nghe ý kiến của người dân, mà lãnh đạo các ban, sở, ngành, cơ quan, đơn vị có thể giải quyết kịp thời, thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng của người dân, được nhân dân tin tưởng. Đây còn được xem là cách “dân vận” linh hoạt, không những giải quyết vấn đề bức xúc trong nhân dân, hạn chế được tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo vượt cấp, mà còn tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển của địa phương, xây dựng được niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền theo đúng tinh thần mà Bác Hồ đã dạy lấy “dân là gốc”.

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được bắt đầu từ những việc nhỏ nhất hàng ngày. Nhất là khi đất nước cần, mỗi việc làm nhỏ nhưng lại mang giá trị nhân văn sâu sắc, một ý nghĩa giáo dục xã hội lớn mà thế hệ nào, giai thời nào cũng cần. Chỉ cần có trái tim ấm, một tư duy mạch lạc thì dù ở hoàn cảnh nào con người ta cũng sẽ có những hành động đẹp lan tỏa trong cuộc sống. Đó là vừa qua, cả nước gồng mình cùng với thế giới phòng, chống đại dịch COVID-19, mỗi người dân Việt nói chung, người dân Thanh Hóa nói riêng đã chung tay cùng cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp phòng, chống dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; hỗ trợ vật tư y tế, thực phẩm, xây dựng các điểm rửa tay sát khuẩn, phát khẩu trang, thực phẩm miễn phí, giới thiệu, cung ứng tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân bị ảnh hưởng dịch bệnh. Nhiều hộ là người cao tuổi, gia đình chính sách, các em học sinh đã tự nguyện trích một phần tiền tiết kiệm của mình để hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Đặc biệt, những ngày vừa qua, Thanh Hóa có hàng nghìn hộ thuộc các đối tượng đã từ chối nhận hỗ trợ an sinh xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 vì muốn đóng góp chút công sức để chung tay cùng cả nước chiến thắng dịch bệnh, nhường cơ hội cho người khác khó khăn hơn. Chị Đỗ Thị Gấm, thôn Trung Lập 2, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) cho biết: “Tôi xem trên ti vi thấy nhiều nơi các con, các cháu cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc, nên gia đình xin nhường toàn bộ 3,75 triệu đồng hỗ trợ cho những người còn khó khăn, thiệt thòi hơn trong đại dịch COVID-19”. Đây là hành động đẹp, ý nghĩa, nhân văn... khiến chúng tôi rất cảm kích và đang thực sự lan tỏa trong cộng đồng làm thức tỉnh những suy nghĩ lệch lạc, ích kỷ, thờ ơ...

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là sự tiếp nối các chỉ đạo trước đó, thể hiện rõ quyết tâm của Đảng ta là làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi lan tỏa, thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội. Việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện và thực sự lan tỏa trong đời sống xã hội. Đó là việc sinh hoạt tư tưởng dưới cờ vào sáng thứ 2 tuần đầu tiên của tháng ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc từ tháng 6-2017 đến nay vẫn tiếp tục đi vào nền nếp; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào thi đua “Xây dựng công dân kiểu mẫu, gia đình, tập thể kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Hà Trung); cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” (ngành giáo dục)...

Với niềm kính yêu Bác vô hạn, mỗi tập thể, cá nhân hãy tiếp tục viết nên những câu chuyện đẹp, nghĩa cử nhân văn để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]