(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH), góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền..., Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh.

Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện của MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội

Thực hiện Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH), góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền..., Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh.

Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện của MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hộiCác đại biểu tham dự buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả của hội đồng tư vấn, ban tư vấn, tổ tư vấn và hoạt động GS, PBXH của MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh.

Với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, MTTQ các cấp có các hình thức giám sát trên nhiều lĩnh vực, cách thức tổ chức sáng tạo, đưa ra những kiến nghị thiết thực. Giai đoạn 2013-2021, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức giám sát độc lập được 7.110 cuộc; trong đó, cấp tỉnh giám sát 104 cuộc, cấp huyện 994 cuộc, cấp xã 6.012 cuộc. Cùng với đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội GS 223 cuộc; phối hợp với Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh giám sát 76 cuộc.

Nội dung giám sát tập trung vào các lĩnh vực được đông đảo người dân quan tâm như: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; việc thực hiện Nghị quyết số 68/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; việc thu - chi, quản lý quỹ “Vì người nghèo” và quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; việc huy động đóng góp của Nhân dân để xây dựng nông thôn mới; việc quản lý, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu; việc giải quyết, xử lý ô nhiễm môi trường...

Công tác giám sát còn được đẩy mạnh thực hiện thông qua hoạt động các ban thanh tra Nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Giai đoạn 2013-2021, các ban thanh tra Nhân dân đã giám sát được 8.451 vụ, xác minh 825 vụ việc; qua giám sát đã kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 6.251 vụ việc. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát 12.598 công trình, dự án trên địa bàn xã, phường, thị trấn, kiến nghị xử lý 2.326 công trình vi phạm các quy định chỉ giới, quy trình thi công.

Qua giám sát đã chỉ ra những ưu điểm và những mặt còn hạn chế, những bất cập, sai sót trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và địa phương. Sau các cuộc giám sát, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã thông báo kết quả giám sát và kiến nghị các bộ, ngành Trung ương và địa phương sửa đổi, bổ sung các chính sách không còn phù hợp với thực tiễn, đề nghị cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành liên quan xem xét, giải quyết những tồn đọng và có biện pháp khắc phục những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức phản biện xã hội (PBXH) đối với 1.745 dự thảo các văn bản của cấp ủy, các chương trình đề án, các cơ chế, chính sách của chính quyền các cấp. Trong đó, cấp tỉnh phản biện 40 dự thảo văn bản; cấp huyện phản biện 148 dự thảo văn bản; cấp xã phản biện 1.557 dự thảo văn bản liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân. Nội dung PBXH tập trung làm rõ sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo; sự phù hợp của văn bản dự thảo đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của địa phương; tính đúng đắn, khoa học, khả thi của dự thảo; dự báo tác động của cơ chế, chính sách tới sản xuất, đời sống Nhân dân và yêu cầu bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhân dân, Nhà nước, doanh nghiệp đối với các văn bản dự thảo... Nhiều ý kiến PBXH của Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao; trở thành một kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, quản lý, điều hành.

Tuy vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhưng có thể khẳng định, hoạt động GS, PBXH góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ các cấp trong tỉnh thời gian qua đã đi vào nền nếp, trở thành hoạt động chủ yếu và thường xuyên, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các tầng lớp Nhân dân, được Đảng, chính quyền và Nhân dân ghi nhận.

Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện của MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hộiCác đại biểu tham dự buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả của hội đồng tư vấn, ban tư vấn, tổ tư vấn và hoạt động GS, PBXH của MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh.

Theo đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy, để không ngừng nâng cao chất lượng công tác GS, PBXH, trong thời gian tới, mặt trận, các đoàn thể tiếp tục phát huy vai trò chủ thể, chủ động, tích cực làm tốt việc xây dựng chương trình GS, PBXH, bảo đảm sự thống nhất, tránh chồng chéo về nội dung và địa bàn trước khi báo cáo cấp ủy; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và Nhân dân về công tác GS, PBXH. Kết hợp liên thông 3 nhiệm vụ: giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng giám sát vụ việc qua GS giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; vấn đề báo chí dư luận đang quan tâm, Nhân dân đang bức xúc, tăng đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ.

Thực tiễn cho thấy, muốn phát huy giám sát của Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cần phải có quy định cụ thể, sát thực, dễ hiểu, dễ làm. MTTQ, các đoàn thể tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy trình tập hợp ý kiến Nhân dân, phát huy tốt nhất vai trò và trí tuệ của các ủy viên Ủy ban MTTQ, của nhân sĩ, trí thức, các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, người uy tín, đoàn viên, hội viên và sự ủng hộ của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Lê Thị Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Để công tác giám sát, phản biện xã hội đạt chất lượng cao

Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện của MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội

Từ thực tiễn triển khai thực hiện Quyết định 217/QĐ-TW trên địa bàn tỉnh cho thấy, để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH), theo tôi, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định 217, 218 và các văn bản có liên quan để tạo sự thống nhất, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể trong thực hiện công tác GS, PBXH. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể theo hướng tăng cường các hoạt động hướng về cơ sở; phát huy tốt vai trò nòng cốt của MTTQ và các đoàn thể trong việc GS, PBXH, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thông qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên, Nhân dân và phản ánh đến cấp ủy, chính quyền các cấp để có giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của Nhân dân.

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phối hợp tham mưu cho cấp ủy trong việc bố trí cán bộ làm công tác mặt trận và các đoàn thể phải là người có phẩm chất tốt, tâm huyết, trách nhiệm, đảm bảo tiêu chuẩn, năng lực, trình độ. Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động GS, PBXH cho đội ngũ cán bộ MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch GS, PBXH hàng năm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, chú ý chọn những vấn đề mà người dân, dư luận xã hội đang quan tâm. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp cần lựa chọn những nội dung cần thiết phải phản biện để phối hợp với MTTQ và các đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch phản biện sát với tình hình địa phương, đơn vị. Cách làm này không chỉ nâng cao chất lượng công tác PBXH mà còn giúp tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đỗ Hữu Thích, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ - pháp luật: Để hoạt động góp ý, phản biện xã hội đi vào thực chất

Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện của MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội

Hoạt động góp ý, phản biện xã hội (PBXH) là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản quan trọng của MTTQ các cấp, tạo điều kiện để các tầng lớp Nhân dân phát huy quyền làm chủ, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, hoạt động này thời gian qua còn bị động, mới chỉ thực hiện các cuộc góp ý, PBXH do các cấp ủy đảng và chính quyền yêu cầu, thiếu tính chủ động xây dựng kế hoạch hàng quý, hàng năm. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác PBXH, theo tôi, ngoài việc tổ chức các cuộc góp ý, PBXH theo yêu cầu của các cấp ủy đảng, chính quyền, hàng quý, hàng năm, căn cứ vào nguyện vọng, ý kiến của Nhân dân địa phương, MTTQ các cấp cần chủ động xây dựng kế hoạch góp ý, PBXH, đặc biệt coi trọng tổ chức các cuộc góp ý, phản biện chuyên đề về các vấn đề bức xúc mà Nhân dân địa phương quan tâm.

Để các cuộc góp ý, PBXH thêm phong phú, đa dạng, có nhiều thông tin chất lượng và hiệu quả cao cần mời các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên sâu, các nhà hoạt động thực tiễn về các vấn đề cần góp ý, PBXH. Bên cạnh đó, MTTQ các cấp phải theo dõi kết quả việc các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền tiếp thu những ý kiến góp ý, phản biện của mình và yêu cầu giải trình lý do tiếp thu hay không tiếp thu; nếu có những góp ý, phản biện giữa MTTQ và cơ quan đề nghị góp ý, phản biện chưa thống nhất xin ý kiến cấp ủy cùng cấp quyết định. Đề nghị Ban Thường trực MTTQ tỉnh kiến nghị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với hoạt động góp ý, PBXH của MTTQ các cấp, vì đây là một kênh quan trọng cung cấp thêm thông tin để các cấp ủy đảng, chính quyền xem xét trước khi ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền quyết định của cấp mình. Đề nghị cơ quan chủ trì gửi đầy đủ các tài liệu liên quan đến nội dung cần góp ý, phản biện trước ít nhất 4 ngày để các thành viên được mời tham gia hội nghị góp ý, PBXH có thời gian nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến góp ý, PBXH.

Nguyễn Đức Thắng, Ủy viên Hội đồng Tư vấn kinh tế - xã hội: Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của hội đồng tư vấn

Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện của MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội

Hội đồng tư vấn (HĐTV) là một kênh quan trọng giúp MTTQ thực hiện việc kiểm soát quyền lực Nhà nước thông qua nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH). Việc phát huy tốt vai trò của các thành viên thuộc HĐTV để nâng cao chất lượng GS, PBXH sẽ góp phần to lớn giúp Đảng, Nhà nước ban hành những quyết sách đúng, trúng và hợp lòng dân. Vì vậy, để tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của HĐTV của Ủy ban MTTQ tỉnh, theo tôi, cần phải căn cứ vào nội dung, lĩnh vực, phạm vi, tầm ảnh hưởng tác động xã hội của các dự thảo đề án, nghị quyết để lựa chọn giao nhiệm vụ cho các ban, thành viên trong HĐTV phù hợp với việc nghiên cứu, khảo sát, giám sát, tham gia ý kiến phản biện. Cần đảm bảo các nguyên tắc trong GS, PBXH, tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức hoạt động của HĐTV, coi trọng tính khoa học, tính pháp luật, tính Nhân dân, tính thực tiễn. Khi tổ chức GS, PBXH, HĐTV cần được cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết và phải đảm bảo thời gian nhất định để HĐTV và các thành viên có điều kiện nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến, cân nhắc chu đáo các nội dung tham gia ý kiến.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng các bản tham luận của các thành viên HĐTV. Bản tham luận cần nhận xét, phân tích rõ được ưu, nhược điểm của đề án, dự thảo nghị quyết, quyết định về bố cục, nội dung, căn cứ pháp lý, tính thực tiễn, tính khả thi, tác động xã hội và có quan điểm rõ ràng nội dung nào đã đồng tình, nội dung nào cần làm rõ thêm, nội dung nào cần sửa đổi cho phù hợp, nội dung nào còn thiếu cần bổ sung. Tiếp tục đổi mới, nâng cao sự nhiệt tình, trách nhiệm hoạt động của các ban, các thành viên của HĐTV trong thực hiện nhiệm vụ tham gia GS, PBXH. Các thành viên HĐTV cần đảm bảo thực sự có năng lực, trình độ, kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm, đủ khả năng tham gia các hoạt động theo yêu cầu cơ cấu các ban HĐTV.

Phạm Thị Nhung, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đông Sơn: Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phản biện xã hội

Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện của MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội

Phản biện xã hội (PBXH) là nhiệm vụ khó, mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác PBXH phải có quan điểm, bản lĩnh vững vàng. Qua thực tiễn hoạt động PBXH cho thấy, để PBXH đạt hiệu quả phải bố trí cán bộ phù hợp, có năng lực, trình độ, kiến thức và trách nhiệm.

Để nâng cao chất lượng PBXH đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách hiện nay, theo tôi, cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ MTTQ chuyên trách về tầm quan trọng, vai trò của PBXH đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan Nhà nước, khẳng định tiếng nói đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Thường xuyên nắm bắt tình hình, dư luận xã hội, những vấn đề mà Nhân dân quan tâm, đặc biệt là có liên quan đến những cơ chế, chính sách của địa phương. Tạo các diễn đàn dân chủ để người dân được bày tỏ các ý kiến của mình vì lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ được phân công PBXH phải có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện, dám đương đầu và dám chịu trách nhiệm. Trong cộng đồng khu dân cư cần phát huy vai trò ban giám sát cộng đồng, ban thanh tra Nhân dân, những người có uy tín, kinh nghiệm, tri thức am hiểu vấn đề tham gia PBXH.

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]