(Baothanhhoa.vn) - Công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm chính trị cấp huyện là một trong những công việc rất quan trọng, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, tinh thần vì Nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên; nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, đoàn viên và hội viên ở cơ sở.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm chính trị cấp huyện

Công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm chính trị cấp huyện là một trong những công việc rất quan trọng, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu, tinh thần vì Nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên; nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, đoàn viên và hội viên ở cơ sở.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm chính trị cấp huyện

Bồi dưỡng Bí thư chi bộ và cấp ủy viên ở cơ sở tại Trung tâm Chính trị huyện Ngọc Lặc.

Thực tiễn trong năm qua cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm Chính trị cấp huyện trong tỉnh luôn được quan tâm. Trung tâm chính trị cấp huyện đã tham mưu cho thường trực cấp ủy ban hành kế hoạch triển khai công tác giáo dục lý luận chính trị, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tham mưu cho cấp ủy ban hành quyết định kiện toàn đội ngũ giảng viên kiêm chức, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cơ sở, kiện toàn ban tuyên giáo xã, phường, thị trấn, xây dựng quy chế hoạt động của trung tâm chính trị; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đủ các loại hình chương trình do Trung ương quy định và một số nội dung do yêu cầu của cấp ủy cấp huyện. Trung tâm Chính trị cấp huyện đã linh hoạt, sáng tạo bổ sung đối tượng tổ chức các lớp bồi dưỡng phù hợp với nhiệm vụ chính trị, tình hình dịch bệnh Covid-19 của tỉnh, của đại phương và đảm bảo đúng kế hoạch đã đề ra.

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Chính trị cấp huyện

Vượt qua khó khăn bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, các Trung tâm Chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh với sự quyết tâm, nỗ lực đã cơ bản hoàn thành chương trình kế hoạch năm 2021, đặc biệt có các chương trình được đào tạo, bồi dưỡng đã vượt kế hoạch đề ra như: Bồi dưỡng kết nạp Đảng với 110 lớp với 6.908 học viện; bồi dưỡng các chuyên đề với 190 lớp với 12.589 lượt học viên; các lớp phối hợp, 55 lớp với 4.471 học viên… Trung tâm Chính trị cấp huyện trong toàn tỉnh đã mở được 740 lớp với 67.154 lượt học viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng có sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và học, gắn lý luận với thực tiễn, nội dung, hình thức đa dạng, phong phú hơn.

Trình độ chuyên môn của giảng viên tại Trung tâm Chính trị cấp huyện được nâng cao thông qua việc tự học, tự bồi dưỡng và hoạt động thao giảng.

Công tác nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đội ngũ giảng viên được nâng cao về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị như tham gia học Cao cấp lý luận Chính trị, Trung cấp lý luận Chính trị. Giảng viên của Trung tâm Chính trị cấp huyện đã tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy duy trì hoạt động thao giảng giảng viên lý luận chính trị cho đội ngũ giảng viên kiêm chức tại 09 cụm thao giảng với 27 giảng viên kiêm chức tham gia (Trưởng, phó các Ban xây dựng Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang là 26 đồng chí, 1 đồng chí là chuyên viên Ban Tuyên giáo; có 16 đồng chí chuyên ngành đào tạo sư phạm; 22 giảng viên lần đầu tham gia thao giảng). Các giảng viên kiêm chức đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực thực hiện nhiệm vụ, góp phần tạo nên thành công của công tác thao giảng. Kết quả, 27 giảng viên tham gia, có 89% đạt loại giỏi, 11% đạt loại khá. Đội ngũ giảng viên kiêm chức tại các Trung tâm Chính trị cấp huyện được kiện toàn, đảm bảo về số lượng, chất lượng và ngày càng trẻ hóa.

Qua thao giảng năm 2021, các giảng viên kiêm chức đa số có nghiệp vụ sư phạm và kiến thức thực tiễn, đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại Trung tâm chính trị.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm chính trị cấp huyện

Cán bộ tham gia thao giảng giảng viên Lý luận Chính trị tại Trung tâm chính trị thị xã Nghi Sơn.

Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình, đánh giá học viên thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch bệnh.

Do tình hình dịch bệnh, các trung tâm chính trị, ban tuyên giáo (tuyên huấn) các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy không tổ chức cho học viên đi thực tế, đã có những hình thức tuyên truyền, giáo dục lịch sử văn hóa phù hợp, như: Tổ chức cho học viên thăm phòng truyền thống, nhà truyền thống. Thống kê các kỳ Đại hội Đảng bộ cấp huyện trong phòng học, khuôn viên cho học viên dễ tiếp cận. Một số Trung tâm đã xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án các chương trình, đăng tải bộ câu hỏi trắc nghiệm trên trang thông tin điện tử của đơn vị để học viên chủ động nghiên cứu. Đổi mới cách ra đề thi, đề kiểm tra theo hình thức tự luận và trắc nghiệm; giảng viên đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp với phương pháp dạy học tích cực, khai thác tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy, như: Xây dựng giáo án điện tử sinh động, sử dụng hình ảnh tư liệu, video, clip minh họa... Tăng cường trao đổi thông tin giữa người dạy và người học, tạo không khí phấn khởi, phát huy tính tích cực, chủ động của người học.

Về nội dung chương trình các lớp đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện nghiêm túc theo đề cương hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Những quan điểm mới, tư tưởng mới của Đảng được vận dụng vào bài giảng đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; tài liệu và nội dung giảng dạy theo giáo trình mới và hướng dẫn mới của Ban Tuyên giáo Trung ương; công tác thao giảng, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn được tổ chức thường xuyên. Trao đổi giữa giảng viên và học viên trong các buổi học ngày càng được chú trọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Việc thực hiện quy chế giảng dạy, học tập, tổ chức kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp bằng, giấy chứng nhận cho học viên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm Chính trị cấp huyện được đảm bảo đúng quy định; công tác thi đua, khen thưởng cho học viên đã được chú trọng, kịp thời, tạo sự sôi nổi và quyết tâm phấn đấu học tập của học viên; việc tổ chức, quản lý học viên học tập được đổi mới với sự vận dụng công nghệ thông tin, quản lý thông qua hệ thống camera phòng học, lập zalo nhóm lớp để thông tin và nhắc nhở học; cơ sở vật chất, trang thiết bị, chỉnh trang khuôn viên, cây xanh được quan tâm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm chính trị cấp huyện

Bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Lý luận chính trị huyện Đông Sơn.

Một số vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo bồi dưỡng tại Trung tâm Chính trị cấp huyện

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế- xã hội nói chung và hoạt động của các trung tâm chính trị nói riêng, nhưng với nỗ lực, quyết tâm, Trung tâm Chính trị cấp huyện đã linh hoạt sáng tạo, hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch công tác năm 2021.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, Trung tâm Chính trị cấp huyện còn một số tồn tại như: Việc triển khai các lớp nghiệp vụ công tác Đảng, công tác phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn có lúc, có nơi còn hạn chế; công tác cập nhật kiến thức mới đôi khi còn chưa kịp thời; hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị ở một số đơn vị có lúc còn chưa được quan tâm thường xuyên như công tác thao giảng, dự giờ, thăm lớp, kiểm tra giáo án, trao đổi kinh nghiệm; việc nâng cao trình độ chuyên môn như học ThS, TS ở một số đơn vị chưa được chú trọng.

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm Chính trị cấp huyện cần chú trọng một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, chủ động, tích cực, sáng tạo trong tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, mở rộng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng; nghiêm túc thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chính trị theo quy định; bồi dưỡng cập nhật kiến thức; thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thông qua các hoạt động chuyên môn tại đơn vị; thực hiện nghiêm túc thao giảng cụm và hội thi giảng viên giỏi các cấp. Tăng cường trao đổi giữa học viên và giảng viên với phương trâm “lấy người học là trung tâm”, phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học. Trong các buổi học, giảng viên cần xác định rõ nội dung cần thiết phải liên hệ thực tiễn, có tính thời sự cao, đang được xã hội quan tâm nhiều và phải đảm bảo tính khách quan, trung thực; có phương pháp phân tích, đánh giá để người học thấy được mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, tránh tình trạng học viên chỉ nghe thuyết trình, nặng về lý luận chung chung.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho các giảng viên Trung tâm Chính trị như: tham gia các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; chương trình học Thạc sỹ, Tiến sĩ tại các trường Đại học, Học viện; chương trình Cao cấp lý luận Chính trị; các chương trình bồi dưỡng do Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức.

Thứ tư, xây dựng quy chế đi thực tế phù hợp bằng những hình thức linh hoạt, hiệu quả gắn với nội dung chương trình đang giảng dạy. Giảng viên cần chủ động cập nhật kiến thức thông qua các thông tin mới từ các nghị quyết chuyên đề của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. Bổ sung hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên nghị quyết của Đảng, tham gia viết bài khoa học đăng trên trên báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của huyện, của tỉnh, của Trung ương, tham gia các công trình nghiên cứu khoa học… của giảng viên là một trong những tiêu chuẩn hàng năm phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, xét chế độ chính sách.

Thứ năm, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chỉnh trang khuôn viên, cây xanh, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

Vũ Quý Tùng Anh

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]