(Baothanhhoa.vn) - Trong nền văn hóa chung của đất nước, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa truyền thống riêng được hun đúc từ lao động, cuộc sống, tình yêu cộng đồng các dân tộc. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mông đã và đang giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, đồng thời đẩy lùi, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 3): Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào Mông

Trong nền văn hóa chung của đất nước, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa truyền thống riêng được hun đúc từ lao động, cuộc sống, tình yêu cộng đồng các dân tộc. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mông đã và đang giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, đồng thời đẩy lùi, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 3): Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào Mông

Những năm qua, đồng bào dân tộc Mông đã và đang giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống. (Ảnh tư liệu)

Những năm qua trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Mông nói riêng được chú trọng, quan tâm. Các địa phương thường xuyên duy trì và tổ chức tốt các hoạt động giao lưu văn hóa trong các dịp lễ, tết; tổ chức các hội thi, hội diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc các dân tộc trên địa bàn, trong đó nổi bật là lễ hội Gầu Tào vào tháng Giêng, các hoạt động múa ô, múa khèn, hát dân ca, thổi kèn lá, đàn môi… qua đó giúp đồng bào nâng cao ý thức duy trì bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ dần các phong tục lạc hậu; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao duy trì thường xuyên.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 3): Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào Mông

Cây khèn - một trong những nhạc cụ độc đáo mang ý nghĩa sâu sắc gắn với sinh hoạt văn hóa, đời sống, tâm linh của đồng bào dân tộc Mông.

Hiện nay, trong vùng đồng bào Mông có 25/44 bản có nhà văn hóa, sân chơi thể thao. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, nhất là thực hiện đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông đến năm 2020” đã góp phần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu như: bắn súng để thông báo có người chết không còn thực hiện nữa, người chết được đưa vào quan tài, không để trong nhà dài ngày và được chôn ở nghĩa địa tập trung; nhận thức của đồng bào đã có nhiều chuyển biến tích cực… Đây được xem là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông. Để làm được điều đó, là sự quyết tâm, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và những người có uy tín, trưởng bản, trưởng dòng họ và sự đồng thuận của Nhân dân.

Ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, không ai là không biết đến ông Lâu Ông Lâu Gia Pó (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Pù Nhi), sinh ra lớn lên ở bản Pù Toong. Ông còn là người đầu tiên dám thay đổi những tập tục và nếp nghĩ của người Mông ở Pù Nhi, trong đó có được câu chuyện đưa người chết vào quan tài. Trước đây ở Pù Toong, người có nhiều anh em, nhiều con trai, người càng có uy tín thì khi chết càng phải tổ chức đám ma thật to. Có đám phải mổ đến 4-5 con trâu, con bò nhưng người chết thì vẫn chưa được bỏ trong quan tài mà chỉ để vào cáng treo giữa nhà. Đặc biệt, người mất vào ngày chẵn thì phải lựa chọn chôn ngày lẻ, 3-4 ngày ăn uống chờ đến ngày đẹp nên rất mất vệ sinh. Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” theo Quyết định số 2181/QĐ-UBND, ngày 25-6-2013 của UBND tỉnh đã giúp ông Pó có thêm cơ hội để vận động, tuyên truyền bà con thay đổi tập tục tang ma. Sự thay đổi tích cực của đồng bào Mông ở Pù Nhi nói riêng và Mường Lát nói chung có phần đóng góp không nhỏ của ông Lâu Gia Pó.

Ông Pó chia sẻ: “Trước kia việc tuyên truyền tới bà con rất khó khăn, còn hiện nay, nếu không cho họ bỏ người chết vào quan tài cũng không được nữa. Nhìn thấy những điều tốt đẹp, bà con dần sẽ hiểu và làm theo”.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 3): Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào Mông

Đưa người chết vào quan tài được xem là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức trong đồng bào Mông, góp phần xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới. (Ảnh tư liệu)

Là người con sinh ra ở bản Ché Lầu, anh Thao Văn Dính, công chức văn hóa xã Na Mèo, Quan Sơn đã ý thức được rằng, những hủ tục trong việc tổ chức tang ma không chỉ khiến đời sống bà con triền miên trong đói nghèo lạc hậu, mà còn làm môi trường, sức khỏe cũng bị đe dọa. Vì vậy, anh đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, bí thư, trưởng bản, người có uy tín trong bản tích cực triển khai công tác tuyên truyền, nhờ đó bà con dần xóa bỏ hủ tục, xây dựng cuộc sống ấm no, bản làng văn minh. Còn tại bản Mùa Xuân, với sự vận động tích cực của ông Sung Văn Cấu, Phó bí thư chi bộ bản cùng cán bộ địa phương, từ năm 2015, khi đám tang của bà Thao Thị Mái lần đầu tiên thực hiện đưa người chết vào quan tài, thì những đám tang sau đa số người dân đều đồng tình và thực hiện theo.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 3): Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào Mông

Ông Sung Văn Cấu (ngoài cùng bên trái), Phó bí thư chi bộ bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn là người tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn hóa mới. (Ảnh tư liệu)

Để tiếp tục thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nền nếp, tập quán bền vững, xóa bỏ hoàn toàn những tập tục lạc hậu; đồng thời, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông, ngày 19-3-2021 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Phạm vi thực hiện ở 44 bản người Mông thuộc 10 xã trên địa bàn 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn.

Bám sát kế hoạch của tỉnh, các địa phương có đồng bào Mông sinh sống đã và đang đề ra nhiều giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện thành công Đề án, từng bước nâng cao nhận thức cho đồng bào trong thực hiện nếp sống mới, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Xác định công tác tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong đồng bào Mông, vì vậy các ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương có đồng bào Mông sinh sống đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nền nếp, tập quán bền vững; đồng thời, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông.

Ngọc Huấn

Tin liên quan:
  • Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 3): Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào Mông
    Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 2): Những dự án, chính sách hỗ trợ ...

    Trong những năm qua, ngoài việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động cụ thể hóa thành nhiều đề án, dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, quy hoạch dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào Mông.

  • Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 3): Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào Mông
    Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 1): Những bản Mông vươn mình

    Hiện nay đồng bào Mông sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã ở 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn với 18.975 khẩu/3.585 hộ, chiếm trên 17% tổng số đồng bào khu vực miền núi. Tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào Mông được đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa mới, củng cố vững chắc niềm tin của đồng bào đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.

Bài cuối: Tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào Mông


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]