(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay đồng bào Mông sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã ở 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn với 18.975 khẩu/3.585 hộ, chiếm trên 17% tổng số đồng bào khu vực miền núi. Tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào Mông được đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa mới, củng cố vững chắc niềm tin của đồng bào đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 1): Những bản Mông vươn mình

Hiện nay đồng bào Mông sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã ở 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn với 18.975 khẩu/3.585 hộ, chiếm trên 17% tổng số đồng bào khu vực miền núi. Tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào Mông được đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa mới, củng cố vững chắc niềm tin của đồng bào đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 1): Những bản Mông vươn mình

Cán bộ xã Phú Sơn thăm hỏi người dân bản Suối Tôn, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa. Ảnh: Hoàng Đông

Người Mông ở Suối Tôn

Sau chặng đường dài từ TP Thanh Hóa lên đến thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa rồi tiếp tục chặng đường gần 40 cây số, chúng tôi mới có mặt ở bản Suối Tôn, xã Phú Sơn. Đây là 1 trong 2 bản người Mông của huyện Quan Hóa. Bản Suối Tôn thành lập năm 1998, sau khi bà con di cư từ các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La đến sinh sống. Nếu gần 10 năm trước con đường vào bản nhỏ, hẹp, dốc hiểm trở, thì nay đường bê tông đã vào tận bản.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 1): Những bản Mông vươn mình

Cuộc sống của bà con bản Suối Tôn ngày một đổi mới.

Chúng tôi đến thăm gia đình bác Mùa A Su - người có uy tín ở bản Suối Tôn khi mà Bí thư Chi bộ Giàng A Chu và Trưởng bản Suối Tôn Mùa A Du cũng đến thăm bác để bàn chuyện tuyên truyền, vận động bà con phòng, chống dịch COVID-19. Bản Suối Tôn hiện có 75 hộ, 427 khẩu, ngành nghề chủ yếu là trồng trọt, có một số thanh niên đã đi làm ở doanh nghiệp.

Trước kia, người Mông nay đây, mai đó, sống dựa vào đồi núi, đồi núi hết màu mỡ lại di chuyển đến nơi khác nên cuộc sống bấp bênh lắm. Khi di cư đến Suối Tôn, bà con đã được cán bộ tuyên truyền, giải thích di cư không tốt, cuộc sống của bà con không chỉ đói cơm, đói gạo mà con cháu không được đi học và ảnh hưởng đến đất đai, rừng núi. Bà con nghe thấy phải lắm nên không còn di cư tự do nữa, cuộc sống dần ổn định. Nhưng những hủ tục lạc hậu thì vẫn đeo bám như ma chay thờ cúng dài ngày gây tốn kém, khi ốm còn nhờ thầy mo về cúng bái dẫn đến bệnh không thuyên giảm mà còn chết người, cưới xin, hôn nhân cận huyết dẫn đến những đứa trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ, bạch tạng. Những người trẻ như Giàng A Chu, Bí thư chi bộ bản Suối Tôn đã tuyên truyền cho bà con hiểu và thực hiện theo nếp sống mới, người chết được đưa vào quan tài và cưới hỏi cũng tổ chức tiết kiệm.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 1): Những bản Mông vươn mình

Bác Mùa A Su là người có uy tín của bản Suối Tôn, gia đình bác là một trong những hộ tích cực phát triển kinh tế, nuôi nhiều trâu bò, lợn gà. Ảnh Hoàng Đông

Dẫu còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng bản Suối Tôn đã có đường, có điện lưới quốc gia, có sóng điện thoại liên lạc, có nhà văn hóa, trẻ em được đến trường, bà con biết trồng cây lúa nước, chăn nuôi thêm trâu bò… Đó là sự thay đổi lớn.

Chủ tịch UBND xã Phú Sơn Phạm Văn Tư cho biết: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của xã Phú Sơn tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng luôn được quan tâm đầu tư, đời sống của Nhân dân dần được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới được cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân đồng tình chung tay xây dựng.

Phú Sơn có 5 xã, trong đó 1 bản có đồng bào Mông sinh sống (bản Suối Tôn). Bản Suối Tôn có 75 hộ, 430 khẩu điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều, hơn 70% hộ nghèo, dân cư thưa thớt trải dài trên 3 km với 3 khu cách biệt nhau, rất khó khăn trong việc tuyên truyền vận động, thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đề nghị Đảng, Chính phủ quy hoạch lại khu dân cư tập trung và có chính sách đặc thù hỗ trợ nhà ở cho Nhân dân bản Suối Tôn, để bà con có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống lâu dài. Hiện bản đã quy hoạch khu nghĩa địa gồm 2,5 ha, tuy nhiên chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ cho 5 hộ nhường đất.

Kỳ tích xây dựng nông thôn mới ở Pù Toong

Men theo Quốc lộ 15C từ thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa lên huyện vùng biên Mường Lát, bản đầu tiên mà chúng tôi dừng lại sau hành trình dài là Pù Toong, xã Pù Nhi. Đây là bản người Mông đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa về đích nông thôn mới năm 2020 và đón nhận quyết định bản đạt chuẩn NTM tháng 1-2021.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 1): Những bản Mông vươn mình

Bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát là bản Mông đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa về đích nông thôn mới.

Muốn tìm hiểu thêm về quá trình xây dựng nông thôn mới ở Pù Toong, chúng tôi gặp Chủ tịch UBND xã Pù Nhi Bùi Văn Nhân. Chủ tịch Nhân còn khá trẻ, năng động, tôi biết anh từ khi anh ltham gia Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc huyện nghèo. Nhân làm Phó Chủ tịch UBND xã rồi Chủ tịch UBND xã Mường Lý và được điều động làm Chủ tịch UBND xã Pù Nhi. Khỏi phải nói đó là một quá trình nỗ lực, phấn đấu và phải yêu vùng đất này bao nhiêu anh mới gắn bó và góp phần cùng Nhân dân nơi đây tạo nên “kỳ tích”.

Chủ tịch Bùi Văn Nhân chia sẻ, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương miền xuôi vốn đã gặp nhiều khó khăn, với khu vực biên giới như bản Pù Toong, xã Pù Nhi lại càng khó khăn gấp bội. Tuy nhiên, Pù Toong có tiềm năng về đất đai, rừng, nguồn lao động dồi dào, cơ bản thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Do nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của huyện đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa. Với mục đích đưa bản Pù Toong trở thành bản đồng bào Mông đầu tiên đạt chuẩn NTM, tháng 7-2019, UBND xã Pù Nhi đã phê duyệt Dự án “Xây dựng bản Pù Toong đạt chuẩn nông thôn mới”, tập trung lãnh đạo cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện các nội dung NTM.

Cùng với việc phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, Đảng ủy xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo MTTQ, các đoàn thể chính trị tích cực tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM.

“Từ thu nhập bình quân thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, hiện nay thu nhập bình quân đầu người bản Pù Toong đã đạt 36 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,05%. Pù Toong đang tiếp tục xây dựng lộ trình bản nông thôn mới kiểu mẫu. Để làm được điều đó, xã cùng bản tập trung phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân. Đây là một trong những nội dung quan trọng, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của chương trình xây dựng NTM ở Pù Toong nói riêng, Pù Nhi nói chung”, Chủ tịch UBND xã Pù Nhi Bùi Văn Nhân nói.

Cũng như Chủ tịch Bùi Văn Nhân, bài học kinh nghiệm rút ra sau khi bản Pù Toong về đích NTM đó là phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, sự điều hành quyết liệt của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị; thực hiện tốt quy chế dân chủ và tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình xây dựng NTM. Cùng với đó, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời áp dụng đồng bộ cơ chế, chính sách đột phá, khuyến khích phát triển sản xuất, huy động được nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng hoàn thiện các tiêu chí. Tiêu biểu như tổng kinh phí đầu tư làm các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng hết 964 triệu đồng từ nguồn kinh phí Nhà nước, doanh nghiệp, Đồn Biên phòng Pù Nhi, trong đó bà con nhân dân đóng góp 815 triệu đồng tiền mặt, ngày công…

Trao đổi với ông Chá Văn Dia, Bí thư chi bộ, trưởng bản Pù Toong cho biết: Ban quản lý bản phối hợp với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi vận động bà con khai hoang các piềng bãi, ruộng bậc thang để trồng lúa nước 2 vụ, áp dụng tiến bộ khoa - học kỹ thuật vào việc thay đổi giống cây trồng có năng suất cao, quy hoạch đất trồng ngô, lúa rẫy, sắn phù hợp cho năng suất ,chất lượng cao, góp phần ổn định an ninh lương thực cho bà con. Đồng thời thúc đẩy phong trào chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi bò lai sin và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Cùng với đó, bản triển khai dự án trồng cây đào lai 10 ha/20 hộ, cây mít thái 2,1ha/6 hộ do Đoàn kinh tế Quốc phòng 5 hỗ trợ. Nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế cho thu nhập ổn định như mô trồng đào và mận đào, đào ao thả cả, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm của gia đình ông Lâu Văn Chá; gia đình chị Chá Thị Chứ, một trong những hộ của bản nhờ phát triển chăn nuôi lợn thịt, lợn sinh sản và kết hợp nuôi gà, vịt đã có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm; gia đình chị Thao Thị Dua với mô hình trồng mận, đào cho thu nhập ổn định…

Từ sức sống mới của bà con đồng bào Mông ở Suối Tôn hay kỳ tích xây dựng NTM ở Pù Toong để thấy sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành, sự nỗ lực cố gắng của đồng bào, cùng với các chính sách đầu tư có hiệu quả, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từng bước nâng lên.

Ngọc Huấn

Bài 2: Những dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]