(Baothanhhoa.vn) - Với sự nỗ lực và quyết tâm cao, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Thọ Xuân đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực; từng bước khẳng định rõ vai trò, vị trí là địa bàn động lực, một trong những cực tăng trưởng của tỉnh; ghi dấu ấn về một Thọ Xuân đổi mới, năng động, sáng tạo, tạo thêm thế và lực mới thúc đẩy Thọ Xuân phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân - dấu ấn một nhiệm kỳ: Bài 2: Bước phát triển toàn diện

Với sự nỗ lực và quyết tâm cao, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Thọ Xuân đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực; từng bước khẳng định rõ vai trò, vị trí là địa bàn động lực, một trong những cực tăng trưởng của tỉnh; ghi dấu ấn về một Thọ Xuân đổi mới, năng động, sáng tạo, tạo thêm thế và lực mới thúc đẩy Thọ Xuân phát triển.

Huyện Thọ Xuân - dấu ấn một nhiệm kỳ: Bài 2: Bước phát triển toàn diện

Một góc thị trấn Thọ Xuân.

Đột phá từ các chương trình trọng tâm

Ấn tượng về Thọ Xuân hôm nay là nhịp lao động sản xuất hăng say từ đồng ruộng đến nhà máy. Là những công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống được đầu tư xây dựng kiên cố, đồng bộ. “Con đường” nông thôn mới mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân phấn đấu đã về đến đích. Diện mạo nông thôn mới khang trang, tươi đẹp và phát triển đã và đang hiện hữu, được người dân đánh giá mức độ hài lòng với tỷ lệ cao (98,7%). Hệ thống hạ tầng giao thông từng bước được đồng bộ, nhiều tuyến đường được nâng cấp, mở rộng như đường giao thông Cầu Kè - thị trấn Thọ Xuân, tuyến đường Ngã tư đường Hồ Chí Minh đến Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh... Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng tả ngạn sông Chu tạo sự phát triển khá toàn diện cho vùng tả ngạn với tổng giá trị sản xuất toàn vùng năm 2020 ước đạt 5.490 tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2016; thu nhập bình quân đầu người toàn vùng đến năm 2020 ước đạt 43,2 triệu đồng, gấp 1,4 lần năm 2016...

Nằm trong trục tứ giác kinh tế của tỉnh, Khu Công nghiệp, Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng được các nhà đầu tư đánh giá là khu công nghiệp được quy hoạch khoa học, với các phân khu được bố trí hợp lý, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình xây dựng cũng như khi đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, khu vực Lam Sơn – Sao Vàng cũng đã được Chính phủ định hướng là đô thị trong chuỗi phát triển đô thị của cả nước dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Vì vậy, tỉnh đã dành nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho khu vực này. Tháng 6-2018, Đô thị Lam Sơn – Sao Vàng đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại 4, nâng tỷ lệ đô thị hóa của huyện Thọ Xuân lên 38,5%, về đích trước thời gian và vượt mục tiêu đại hội đề ra vào năm 2020. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi không chỉ đối với thu hút đầu tư vào khu công nghiệp mà còn cả với vùng Lam Sơn – Sao Vàng. Kết quả phát triển đô thị đã góp phần quan trọng trong huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Từ những kết quả trong quy hoạch, phát triển đô thị và thu hút đầu tư, huyện Thọ Xuân tiếp tục nghiên cứu lập đề án quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân đến năm 2040 và tầm nhìn đến khoảng giữa thế kỷ 21, để Thọ Xuân trở thành thành phố và là một trong những đô thị trung tâm của tỉnh Thanh Hóa, phát triển theo tiêu chí “Thịnh vượng – nhân văn – bền vững”.

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung chỉ đạo quy hoạch hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn như: Vùng mía nguyên liệu với diện tích 1.500 - 2.000 ha; vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao 6.500 ha; vùng sản xuất lúa giống 500 ha/vụ; vùng trồng cây xuất khẩu (ngô ngọt, ớt, dưa, măng tây,...) trên 500 ha; sản xuất rau, củ, quả an toàn trong nhà lưới trên 65.000m2; vùng trồng cây ăn quả 217 ha với các giống chủ lực như bưởi Luận Văn, bưởi Diễn, cam tại các xã Thọ Xương, Xuân Hồng,... Hệ thống tưới kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã và hệ thống tiêu như các trạm bơm Quang Hoa, Đồng Ngâu và nhiều công trình giao thông, thủy lợi nội đồng hoàn thành đưa vào sử dụng. Toàn huyện đã xây dựng được 12 cơ sở dịch vụ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, có 92 doanh nghiệp, 47 HTX, 105 trang trại, gia trại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn... Những kết quả trên đã góp phần đưa giá trị sản xuất/1 ha đất canh tác từ 95 triệu đồng năm 2015 lên 101 triệu đồng năm 2020.

Chương trình phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị đảm bảo kế hoạch đề ra. Trong nhiệm kỳ đã đào tạo cho 1.027 người, đến nay, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng đã có những chuyển biến tích cực, gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đã đào tạo nghề cho 93.750 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 58% năm 2016 lên 75% năm 2020. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được nâng lên, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được quan tâm thực hiện, đến nay 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

Hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu nghị quyết đại hội, trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015-2020, vượt qua khó khăn, toàn huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 29/30 chỉ tiêu. Trong đó, nổi bật là tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ước đạt 15,8%, vượt mục tiêu kế hoạch. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 (theo giá so sánh) ước đạt 20.338 tỷ đồng, gấp 2,1 lần năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 45 triệu đồng, gấp 1,5 lần năm 2015. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 17,4%/năm, vượt mục tiêu đại hội... Các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng khá, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, hồ sơ thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp. Công tác thu hút đầu tư, triển khai thực hiện các chương trình, dự án được đẩy mạnh. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm ước đạt 23.007, 7 tỷ đồng, gấp 1,7 lần giai đoạn 2011-2015. Huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070. Các hoạt động văn hóa - xã hội có sự chuyển biến tích cực. Quốc phòng - an ninh được giữ vững ổn định. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được thực hiện quyết liệt, đạt hiệu quả cao; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Những bài học kinh nghiệm

Thực tế cho thấy nơi nào các cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể quan tâm, tập trung chỉ đạo cụ thể, sâu sát, quyết liệt, có cách làm năng động, sáng tạo, phát huy được lợi thế của địa phương, cán bộ, đảng viên gương mẫu, nhân dân nhiệt tình ủng hộ thì ở đó việc thực hiện nhiệm vụ sẽ luôn đạt kết quả cao. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, nhấn mạnh: Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, huyện Thọ Xuân đã rút ra được những bài học kinh nghiệm đáng quý, đó là: Cần phải chú trọng tổ chức quán triệt nghiêm túc các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cơ chế, chính sách vào điều kiện thực tế của huyện. Phải thực hiện tốt công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền. Công tác chỉ đạo, điều hành phải có trọng tâm, trọng điểm; đồng thời, phải quan tâm giải quyết các vấn đề đột xuất phát sinh để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tăng cường quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trên từng lĩnh vực, gắn với chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm; kịp thời biểu dương, khen thưởng những mô hình mới, cách làm hay, nhân rộng các điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế phải chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và giữ vững ổn định xã hội trên địa bàn huyện, tạo sự đồng thuận cao, phấn khởi, tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Lê Phượng


Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]