(Baothanhhoa.vn) - Huyện Mường Lát hiện có 40.205 người, với 6 dân tộc Kinh, Thái, Mường, Dao, Mông, Khơ Mú cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 94%. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa truyền thống riêng, phong phú và đa dạng, biểu hiện sinh động trong hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như kiến trúc nhà, các loại nhạc cụ, vật dụng sinh hoạt, tập quán, tín ngưỡng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Mường Lát tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

Huyện Mường Lát hiện có 40.205 người, với 6 dân tộc Kinh, Thái, Mường, Dao, Mông, Khơ Mú cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 94%. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa truyền thống riêng, phong phú và đa dạng, biểu hiện sinh động trong hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như kiến trúc nhà, các loại nhạc cụ, vật dụng sinh hoạt, tập quán, tín ngưỡng.

Huyện Mường Lát tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống

Dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở xã Mường Chanh.

Qua thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện có 3 di tích lịch sử, gồm: Đền Tư Mã Hai Đào (tại thị trấn Mường Lát), hang động bản Lát và địa danh đoàn quân Tây Tiến (xã Mường Lý) và 10 lễ hội, nghi lễ lớn nhỏ khác nhau, như: lễ Xên Bản (dân tộc Khơ Mú); lễ hội tết, lễ cưới (dân tộc Mông); lễ Tén Tằn, lễ Xên Mường (dân tộc Thái); lễ Hạn Khuông, Lồng Tông, cầu mưa, mừng lúa mới; nghi lễ đám cưới (dân tộc Dao), cùng những làn điệu dân ca, dân vũ, trò diễn xướng, các trò chơi dân gian truyền thống, như: tung còn, đánh quay, ném pao, đánh cù... và các nghề truyền thống, như: nhuộm chàm, thêu, dệt thổ cẩm, nghề rèn và chế tác các loại nhạc cụ dân tộc... Tuy nhiên, qua biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, những tác động của thời kỳ hội nhập khiến một số nét văn hóa của đồng bào dần bị mai một, đòi hỏi cần phải có giải pháp để bảo tồn.

Nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường Lát (khóa V) đã ban hành Nghị quyết số 02 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc huyện Mường Lát giai đoạn 2015-2020”. Hằng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; có giải pháp củng cố và xây dựng các đội văn nghệ từ xã đến thôn, bản, khu phố. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 50/88 bản, khu phố ở các xã, thị trấn có đội văn nghệ mang bản sắc dân tộc mình. Các đội văn nghệ đã quan tâm sưu tầm, dàn dựng và khôi phục lại các trò chơi, trò diễn truyền thống của dân tộc mình, hoặc hát khặp, hát giao duyên, hát về Đảng, Bác Hồ có phần lời bằng tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, một số lễ hội trên địa bàn huyện được Nhân dân bảo tồn và duy trì, như: Lễ cấp sắc, nghi lễ trong đám cưới (dân tộc Dao); lễ hội tết, lễ cưới (dân tộc Mông)... có sự thay đổi một số nội dung theo nếp sống mới. Công tác bảo vệ, quản lý, chỉnh trang, tôn tạo các di tích lịch sử được quan tâm. Bằng các nguồn huy động, năm 2019 huyện đã trùng tu, tôn tạo Đền thờ Tướng quân Tư Mã Hai Đào, với nguồn kinh phí 1,4 tỷ đồng; sưu tầm các hiện vật, phục dựng, bảo tồn các loại dụng cụ, nhạc cụ truyền thống, như: cồng chiêng, khèn, sáo, trống đồng, dao, liềm, búa, rìu...; phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức, bộ đội biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh mở 3 lớp dạy chữ Thái, Mông, Dao cho cán bộ cấp huyện, xã...

Sau gần 6 năm thực hiện nghị quyết, đời sống văn hóa tinh thần của người dân đã được nâng lên. Các thiết chế văn hóa, thông tin từng bước được cải thiện. Các phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở phát triển, việc khai thác sử dụng các làn điệu dân ca, dân vũ để dàn dựng, cải biên các tiết mục biểu diễn nghệ thuật được quan tâm, chú trọng... Qua đó, khơi dậy tinh thần bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trong đông đảo tầng lớp Nhân dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, từng bước đẩy lùi các hủ tục, tập quán không lành mạnh; đồng thời bảo tồn, khai thác phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.

Bài và ảnh: Thiện Nhân


Bài và ảnh: Thiện Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]