(Baothanhhoa.vn) - Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay và cả mai sau. Khắc ghi lời dạy của Bác, những năm qua, huyện Thạch Thành đã phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong việc triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở huyện Thạch Thành

Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay và cả mai sau. Khắc ghi lời dạy của Bác, những năm qua, huyện Thạch Thành đã phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong việc triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở cơ sở.

Hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở huyện Thạch Thành

Nông dân xã Thành Vân chăm sóc vườn cây ăn quả.

Bằng những cách làm sáng tạo và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, các cấp hội phụ nữ huyện Thạch Thành đã xây dựng được nhiều mô hình “Dân vận khéo” ở cơ sở, trong đó phải kể đến các mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, “Tuyến đường hoa thay thế cỏ dại ven đường”, “Nhà sạch, vườn mẫu”, “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Các mô hình “Dân vận khéo” không chỉ thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia, mà còn tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Đầu năm nay, mô hình “Nhà sạch, vườn mẫu” được Hội LHPN huyện Thạch Thành triển khai thí điểm tại thôn Yên Thịnh, xã Thành Tâm. Ngoài 5.000 cây xanh do Hội LHPN huyện hỗ trợ, 10 hộ gia đình hội viên phụ nữ trong thôn được lựa chọn làm điểm đã tự nguyện đóng góp 10 triệu đồng để xây dựng 600m khuôn viên trồng hoa và chỉnh trang bờ rào xanh, cổng vòm, sân, vườn. Từ mô hình, nhiều hộ gia đình hội viên phụ nữ khác trong thôn đã học tập làm theo, xây dựng các tuyến đường hoa, bờ rào xanh và vườn mẫu. Thành công của mô hình điểm, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các cấp hội nhân ra diện rộng. Bên cạnh đó, trong phong trào “Phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM)”, 10 năm qua, cán bộ, hội viên phụ nữ trong huyện đã đóng góp tiền và 21.890 ngày công để lắp đặt 3.960 bóng đèn chiếu sáng đường quê. Đặc biệt, các cấp hội phụ nữ ở cơ sở đã vận động nhân dân cải tạo 1.971 vườn tạp, 9.100 hộ gia đình hội viên sửa sang nhà cửa, xây mới hàng rào, cổng nhà, nâng cấp chuồng trại chăn nuôi.

Tương tự, MTTQ và các tổ chức thành viên khác trong huyện cũng đã chủ động triển khai nhiều phong trào thi đua đến cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân. Nổi bật là hội cựu chiến binh với các phong trào “3 +1”, “1.000 đồng với địa chỉ đỏ”, “Cựu chiến binh gương mẫu, cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, đã thu hút được đông đảo hội viên tham gia. Hay như đoàn thanh niên huyện đã phát triển, nhân rộng 100 mô hình, phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Đồng thời, thành lập các câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế; phối hợp mở các lớp dạy nghề, hướng nghiệp cho khoảng 5.000 thanh niên. Các phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao và nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Đối với phong trào “Dân vận khéo” trong XDNTM, bên cạnh việc thực hiện tốt quy chế dân chủ, huyện Thạch Thành còn phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân đồng lòng, tích cực đóng góp tiền của, công sức để thực hiện các tiêu chí NTM. Từ chỗ được tuyên truyền, vận động nhân dân trong huyện đã đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, vật tư... với tổng giá trị 466,314 tỷ đồng. Đồng thời, hiến 16,8 ha đất để mở rộng đường giao thông. Điển hình trong công tác vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông là các xã Thạch Bình, Thành Thọ, Thành Hưng, Thành Tâm, Thạch Long...

Nét nổi bật trong phong trào “Dân vận khéo” ở huyện Thạch Thành chính là các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng đất đai, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Trên cơ sở quy hoạch XDNTM, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các xã, thị trấn trong huyện đã vận động nhân dân thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), với mục tiêu mỗi hộ dân một thửa, một xứ đồng. Kết quả, toàn huyện đã có 23.400 hộ dân tham gia DĐĐT, với diện tích 8.600 ha đất nông nghiệp. Trước đây bình quân mỗi hộ dân có khoảng 10 thửa, sau DĐĐT mỗi hộ dân có bình quân 1,2 thửa. Quỹ đất được tạo ra, các trang trại, gia trại trong huyện cũng được hình thành và phát triển theo hướng quy mô tập trung. Đến nay, toàn huyện xây dựng được 1.297 mô hình trang trại, gia trại. Đặc biệt, từ việc tổ chức lại sản xuất theo hướng hiện đại, nhân dân trong huyện đã xây dựng và triển khai nhiều mô hình phát triển sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử như mô hình cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ với diện tích hơn 300 ha trên địa bàn 7 xã, gồm: Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Vinh, Thành Trực, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thành Tân; tổ chức sản xuất 15 cánh đồng mẫu lớn gieo cấy tập trung tại 15 xã, với diện tích 1.223 ha. Nhờ thực hiện tốt công tác phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động gắn với giảm nghèo bền vững nên đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện đạt 35,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,38%.

Bằng việc nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, huyện Thạch Thành đã phát huy được sức mạnh của cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và XDNTM ở địa phương.

Bài và ảnh: Hòa Bình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]