(Baothanhhoa.vn) - Để có một Thanh Hóa như hôm nay căng tràn sức sống, phải kể đến tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo và sự đóng góp của nhân dân trong tỉnh với sự nỗ lực đoàn kết vươn lên để thoát ra khỏi hộ nghèo, thôn nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, tỉnh nghèo của cả nước trong nhiều năm qua. Mà dấu ấn phải kể đến Khu Kinh tế (KTT) Nghi Sơn là động lực. Nếu trước đây khi nhắc đến các huyện nghèo khó khăn ở tỉnh Thanh Hóa người ta thường hay nói “Nhất xương- nhì Gia – thứ ba Hậu Lộc”, đó là chuyện xưa rồi, đến nay khi nhắc đến Tĩnh Gia, nay là thị xã Nghi Sơn là nói đến sự phát triển đưa KKT Nghi Sơn thành khu kinh tế động lực, có sức lan tỏa, đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ cũng như tầm ảnh hưởng đối với cả nước .

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 2 - Đột phá từ Nghi Sơn

Để có một Thanh Hóa như hôm nay căng tràn sức sống, phải kể đến tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo và sự đóng góp của nhân dân trong tỉnh với sự nỗ lực đoàn kết vươn lên để thoát ra khỏi hộ nghèo, thôn nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, tỉnh nghèo của cả nước trong nhiều năm qua. Mà dấu ấn phải kể đến Khu Kinh tế (KTT) Nghi Sơn là động lực. Nếu trước đây khi nhắc đến các huyện nghèo khó khăn ở tỉnh Thanh Hóa người ta thường hay nói “Nhất xương- nhì Gia – thứ ba Hậu Lộc”, đó là chuyện xưa rồi, đến nay khi nhắc đến Tĩnh Gia, nay là thị xã Nghi Sơn là nói đến sự phát triển đưa KKT Nghi Sơn thành khu kinh tế động lực, có sức lan tỏa, đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ cũng như tầm ảnh hưởng đối với cả nước.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 2 - Đột phá từ Nghi Sơn

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Biến tiềm năng thành lợi thế phát triển

Theo đồng chí Nguyễn Văn Lợi, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghi Sơn có lợi thế nổi bật và riêng có so với các địa phương khác, đó là Cảng nước sâu Nghi Sơn. Cảng nước sâu này có khả năng phát triển thành một trong những cảng biển lớn của cả nước, với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên tới 50.000DWT, năng lực xếp dỡ lên đến hàng trăm triệu tấn/năm. Nhờ đó, Nghi Sơn cũng trở thành lợi thế so sánh của Thanh Hóa với nhiều tỉnh/thành khác. “Chính ước mong tìm đường để Thanh Hóa sát cánh đi lên cùng sự chuyển mình của đất nước, đã thôi thúc các thế hệ lãnh đạo sớm phát hiện ra những tiềm năng còn ẩn sâu. Từ đó, cùng trăn trở, tìm kiếm giải pháp để biến tiềm năng thành ưu thế” – đồng chí Nguyễn Văn Lợi cho biết.

Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Khu Công nghiệp (KCN) Nghi Sơn. Nhưng nếu chỉ là KCN như mọi KCN khác, thì tiềm năng và thế mạnh của Nghi Sơn sẽ không được phát huy đầy đủ. Do đó, yêu cầu đặt ra lúc bấy giờ là phải xúc tiến thành lập KKT Nghi Sơn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm khá “nhạy cảm”, vì đã có một số KKT được thành lập nhưng không phát huy được hiệu quả. Với quyết tâm chính trị cao, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động trình bày ý tưởng dự án với các bộ, ban, ngành liên quan và có được tiếng nói đồng thuận. Đến ngày 15-5-2006, KKT Nghi Sơn chính thức được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sự ra đời và phát triển của KKT Nghi Sơn gần 15 năm qua, đã và đang minh chứng cho tính đúng đắn trong định hướng, tầm nhìn phát triển và sự nỗ lực không mệt mỏi của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, Nghi Sơn như kỳ vọng, đang trở thành động lực kinh tế của Thanh Hóa và là hạt nhân tăng trưởng của cả vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ.

Quyết tâm hành động

Đối với tôi, mảnh đất Nghi Sơn không có gì lạ lẫm, khi là người may mắn được chứng kiến ngay từ những tham gia thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Nhớ lại những ngày cùng với các đồng chí cán bộ cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa thực hiện 40 ngày đêm nước rút bàn giao giải phóng mặt bằng cho nhà máy, mới thấy được sự nỗ lực của cán bộ, công chức không kể ngày đêm đến vận động nhân dân hy sinh nơi “chôn rau cắt rốn” để nhường đất cho công trình tạo bước phát triển.

Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, trong những năm 2007-2010, Huyện ủy và cấp ủy, chính quyền huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) tập trung cao độ vào nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức khu tái định cư và kịp thời bàn giao mặt bằng cho các dự án. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của toàn Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã huy động cán bộ một số ban, sở, ngành cấp tỉnh và Ban Dự án phối hợp với huyện Tĩnh Gia tập trung chỉ đạo, rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ, bồi thường di dân tái định cư bảo đảm có lợi cho người bị thu hồi đất. Tỉnh và huyện tăng cường tuyên truyền, giải thích, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật, tích cực ủng hộ triển khai các dự án. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xác định công tác giải phóng mặt bằng trong KKT Nghi Sơn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Đội ngũ cán bộ các ban, ngành của huyện kết hợp chặt chẽ với tỉnh và Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn, cùng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân 12 xã trong khu kinh tế tích cực tuyên truyền, vận động, chi trả tiền bồi thường, tiến hành giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của các dự án.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 2 - Đột phá từ Nghi Sơn

Nhà máy Xi - măng Long Sơn

Đồng chí Trương Bá Phúc, nguyên Bí thư huyện ủy Tĩnh Gia nhớ lại: Năm 2007, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác sử dụng đất đai, công tác kiểm kê, bồi thường, giải phóng mặt bằng, công tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhân dân”, công tác quản lý tài nguyên môi trường và khoáng sản... tạo cơ sở để công tác giải phóng mặt bằng đi vào tập trung thực hiện. Huyện phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn, các nhà đầu tư thực hiện việc kiểm kê bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng. Trước hết, tập trung giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp luyện kim, Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn, Nhà máy ống cốt sợi Thủy tinh, Nhà máy lắp ráp ô tô Vinaxuki, đường ống nước Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, mặt bằng mở rộng dây chuyền sản xuất số 2 Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Công Thanh, các khu tái định cư. Công tác giải phóng mặt bằng được triển khai tích cực hơn trong năm 2008 và 2009 để kịp thời bàn giao mặt bằng cho các dự án. Riêng dự án Lọc hóa dầu đạt kết quả bước đầu. Tính đến cuối năm 2008, huyện đã giải phóng mặt bằng cho 31 dự án, với diện tích 831,67 ha; trong đó Khu Kinh tế Nghi Sơn là 757,96 ha (Dự án Lọc hóa dầu là 405 ha). Để tránh tình trạng nhiều hộ gia đình cơi nới nhà, trồng cây trái phép nhằm mục đích tăng tiền đền bù, ngày 10-7-2008, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 10-CT/HU về “Tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn”. Trên cơ sở đó, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã và cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng tích cực tuyên truyền, vận động; tích cực đề nghị cấp trên giải quyết kịp thời những vướng mắc tồn đọng, cương quyết xử lý các vụ việc gây mất an ninh, trật tự. Ngày 10-6-2009, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục ban hành Chỉ thị số 15-CT/HU về “Tăng cường lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm kê, bồi thường, giải phóng mặt bằng, quản lý quy hoạch, đảm bảo an ninh trật tự để xây dựng phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn”. Kết quả, 97 hộ tự giác tháo dỡ nhà xây dựng, cơi nới trái phép, 34 trường hợp buộc phải cưỡng chế. Ngày 16-9-2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 1447/QĐ-TTg về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa, trong đó có xây dựng, điều chỉnh vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Tĩnh Gia tích cực thực hiện Quyết định của Chính phủ và Quyết định số 2837/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh. Kết quả trong năm 2009, huyện đã giải phóng mặt bằng 350 ha, di chuyển gần 10.000 ngôi nhà, tổng số tiền đã chi trả trên 400 tỷ đồng. Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được bàn giao 540 ha, đạt 83% diện tích mặt bằng. Dự án Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn được bàn giao 300 ha, đạt 85,7%... Tính đến tháng 02-2010, huyện đã tiến hành kiểm kê 1.792 ha, bằng 93% diện tích đất thu hồi, cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng các dự án lớn, bàn giao cho các nhà đầu tư 1.540ha, bằng 80% tổng diện tích đất phải thu hồi. Mục tiêu của tỉnh và huyện đề ra trong năm 2010 là: Thực hiện xong việc tái định cư để bàn giao mặt bằng cho các dự án: Lọc hóa dầu, Nhiệt điện, mở rộng đường 513 và một số dự án khác. Thực hiện nhiệm vụ trên, Ban giải phóng mặt bằng Khu Kinh tế Nghi Sơn của tỉnh thống nhất với huyện mở đợt thi đua cao điểm trong thời gian 40 ngày (kể từ ngày 20-3 đến ngày 30-4-2010). Ngày 26-3-2010, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 17-CT/HU về “Lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện đợt thi đua cao điểm 40 ngày đêm hoàn thành mục tiêu, kế hoạch giải phóng mặt bằng”. Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/HU của Huyện ủy, các ban, ngành cấp huyện cùng 12 xã trong Khu kinh tế phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các sở, ban, ngành cấp tỉnh tuyên truyền, vận động Nhân dân Khu kinh tế nỗ lực thi hành. Kết quả đã có 644 hộ dân được bố trí lên các khu tái định cư, gồm xã Hải Yến 360 hộ, xã Tĩnh Hải 85 hộ, xã Hải Hà 199 hộ... Trong đó, 433 hộ tháo dỡ nhà bàn giao mặt bằng và 268 hộ đã xây dựng nhà tại khu tái định cư. Sau đợt thi đua cao điểm 40 ngày đêm, Huyện ủy tiếp tục chỉ đạo Ban giải phóng mặt bằng huyện và các ban, phòng có liên quan tập trung triển khai công tác kiểm kê giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm Khu Kinh tế Nghi Sơn, như: lọc hóa dầu, nhiệt điện và các dự án hạ tầng.

Củng cố niềm tin, tạo đồng thuận

Ông Nguyễn Quang Khôi, Bí thư chi bộ thôn Văn Yên, xã Hải Yến, cho biết: năm 2007 khi thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về bàn giao đất để xây dựng dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, thời điểm đó, ban đầu nhiều hộ dân không đồng ý với mức giá đền bù của nhà nước nên việc vận động gặp nhiều khó khăn. Một số người dân còn bị tác động bởi sự xúi giục của người ngoài nên nhất định không hợp tác với chính quyền và những người làm công tác dân vận vì họ sợ khi chuyển đi sẽ không có việc làm, nơi ở mới không bằng nơi ở cũ. Hiểu được tâm lý của người dân, trong những lần tiếp xúc với các hộ dân, ông Khôi đã phải ngày đêm đến vận động, phân tích cho người dân hiểu được chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để phát triển đất nước và tương lai con em mình. Khi người dân đồng thuận ông Khôi cùng với cấp ủy chính quyền huy động nhân lực vật lực phục vụ những hộ gia định phá dỡ nhà, vận chuyển tài sản lên nơi ở mới. Với phương châm “Đảng viên làm trước, làng nước làm sau” ông đã cùng với các đảng viên trong chi bộ dọn nhà, nhận mặt bằng ở khu tái định cư mới để xây dựng, thấy các đảng viên tiên phong đi đến khu tái định cư người dân lên thăm thấy được hạ tầng nơi ở mới đồng bộ, nhiều hộ dân thấy có lý, thấy đúng và tự giác chấp hành”. Theo ông Khôi cho biết: Trong công tác dân vận, phải có phương pháp riêng mà không phải ai cũng kiên trì làm được, đó là với những hộ khó khăn thì phải đi nhiều lần, chọn thời điểm buổi tối, chọn lúc thời tiết không thuận lợi như mưa to, gió lớn mà đi để người dân thấy được sự nhiệt tình, trách nhiệm của cán bộ với công việc chung mà tích cực hợp tác. “Khổ cực một chút mà thành công”, ông vẫn thường tâm niệm như vậy.

Hiện nay sau hơn 10 năm lên nơi ở mới người dân đã xây dựng quê hương Hải Yến ngày càng phát triển, khu tái định cư ở xã Nguyên Bình trở thành khu đô thị, nhiều con em trong các gia đình đã chuyển đổi nghề nghiệp, từ những nghề truyền thống trước đây làm nghề nông, nghề khai thác hải sản, từ những nông dân thực sự đã chuyển sang làm công nhân làm việc tại các nhà máy, công ty giầy da, với mức thu nhập từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng. người/ tháng. Chị Nguyễn Thị Yến, công nhân giày da ANDORA cho biết: Là con em trong gia điình bị ảnh hưởng của vùng dự án, ngày trước khi còn ở “quê hương cũ” gia đình chỉ có biết đến vài sào ruộng, phụ thuộc hết vào “ông trời” nhiều năm mất màu gia đình không đủ ăn, phải bươn trải tìm đủ nghề để ổn định cuộc sống. Nhưng từ khi lên khu tái định cư được đào tạo nghề làm việc ở công ty giày da mức thu nhập ổn định hằng tháng, không còn phải lo chạy chợ nay đây mai đó, con cái trong gia đình có điều kiện học tập tốt hơn.

Đồng Mai Sỹ Lân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn cho biết: Để có một Nghi Sơn hôm nay chắc hẳn người dân nơi đây đã cảm nhận rất rõ sự thay đổi trong đời sống vật chất và tinh thần của mình. Khát vọng về một sự đổi thay mạnh mẽ được nuôi dưỡng, ấp ủ qua nhiều thế hệ lãnh đạo và người dân Thanh Hóa nói chung và người dân Nghi Sơn nói riêng đã thành hiện thực. Khát vọng ấy được đánh đổi bằng sự hy sinh của hàng nghìn hộ dân hai xã: Tĩnh Hải, Hải Yến đồng thuận rời bỏ mảnh đất chôn nhau cắt rốn, bao đời ông cha an cư lạc nghiệp để trao cho Nhà nước 350 ha đất làm Nhà máy Lọc hóa dầu. Và hàng nghìn hộ dân người dân các xã: Hải Thượng, Hải Hà sẵn lòng nhường đất, di dời đến nơi ở mới để Nhà máy Nhiệt điện về đứng chân. Không phụ lòng sự kỳ vọng, chung sức đồng lòng của người dân, với tiềm năng, lợi thế của mình, từ khi thành lập đến nay, KKT Nghi Sơn đã gặt hái được những thành tích đáng tự hào.

Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 2 - Đột phá từ Nghi Sơn

Diện mạo mới của Thanh Hóa hôm nay

Tác động lan tỏa từ Khu Kinh tế động lực

Giờ đây, KTT Nghi Sơn đã phát triển sôi động có vai trò to lớn trong định hướng, chiến lược phát triển vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và trở thành một trong các KKT động lực của Việt Nam với một số dự án trọng điểm, mang tầm quốc gia như dấu ấn đậm nét, đóng góp quan trọng vào các chỉ số tăng trưởng và thu ngân sách hằng năm của tỉnh, như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NARS), Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Xi măng Nghi Sơn, Dây chuyền 1 Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn, Xi măng Công Thanh, các dự án may mặc, da giày... Trong đó, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được xác định là “trái tim” của KKT. Sự hiện diện của những công trình, dự án này đã góp phần nâng cao vị thế KTT Nghi Sơn trên bản đồ kinh tế Việt Nam. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng giá trị sản xuất công nghiệp – thương mại dịch vụ của KTT Nghi Sơn ước đạt hơn 390 nghìn tỷ đồng (đạt 94,2% kế hoạch). Tổng giá trị xuất khẩu ước đạt: 3.713 triệu USD (vượt kế hoạch 2,6%). Thu ngân sách ước đạt: 51.863 tỷ đồng (đạt 65,6% kế hoạch)... Với kết quả sản xuất, kinh doanh ấy, KTT Nghi Sơn trở thành “miền đất hứa”, “bến đỗ” cho hàng chục nghìn kỹ sư, công nhân, người lao động từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Với tiềm năng và lợi thế của mình, từ năm 2016 đến nay, KTT Nghi Sơn thu hút được 249 dự án (35 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 47.427 tỷ đồng và 3.300 triệu USD, nâng tổng số dự án thu hút vào KTT Nghi Sơn và các Khu công nghiệp lên 606 dự án (57 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 147.459 tỷ đồng và 13.246 triệu USD. 411 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.

Chương trình phát triển KTT Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đạt nhiều kết quả đáng tự hào, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 với những dấu mốc tăng trưởng kinh tế chưa từng có. Trước sự phát triển ngày càng sôi động của KTT Nghi Sơn, vào tháng 12–2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1699/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng KTT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích lập quy hoạch 106.000 ha. Sự kiện này một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của KTT Nghi Sơn. Ngọn lửa đêm ngày rực cháy ở vị trí cao nhất của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã thực sự thắp sáng ước mơ, hy vọng, mở ra cánh cửa tương lai cho cả một vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ.

Sau 15 năm phát triển, với vai trò hạt nhân là KTT Nghi Sơn, mảnh đất được xem là “nghèo nhất nhì” tỉnh Thanh, đã vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế. Một Tĩnh Gia nghèo khó, lam lũ ngày trước và nay là thị xã Nghi Sơn đã cất cánh trở thành một cực quan trọng trong “Tứ Sơn” theo tứ giác tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa”.

Minh Hiếu

Tin liên quan:
  • Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 2 - Đột phá từ Nghi Sơn
    [Bài dự thi Giải Búa liềm vàng 2020] Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 1 - Những quyết sách và dấu ấn nổi bật

    Nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khoảng 150km về phía Nam, Thanh Hóa trong những năm gần đây đã có sự bứt phá ngoạn mục khi dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển toàn diện từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ đến văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị. N gày 5-8-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 - NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết là một mốc son khẳng định vai trò quan trọng của Thanh Hóa trong những đóng góp đổi mới, phát triển của cả đất nước 10 năm qua và trong giai đoạn hiện nay, đồng thời ghi dấu trên hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu.

  • Hành trình đổi mới, hành động vì một Thanh Hóa thịnh vượng, kiểu mẫu: Bài 2 - Đột phá từ Nghi Sơn
    Mốc son hai thập kỷ: Kỳ cuối - Còn lại việc sắp đặt

    Thanh Hóa, bên cạnh nét tương đồng chủ đạo với dòng chảy liên tục nghìn năm của lịch sử dân tộc Việt Nam, có rất nhiều nét riêng biệt, từ điều kiện tự nhiên đến đặc điểm văn hóa, tộc người, lịch sử và truyền thống. Sự khác biệt trên tạo ra những lợi thế nhất định để Thanh Hóa phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay.


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]