(Baothanhhoa.vn) - Sắp xếp tổ chức bộ máy suy cho cùng là công việc liên quan đến con người, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, để cán đích các mục tiêu đề ra, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy: “Chìa khóa” nâng tầm và lực của hệ thống chính trị (Bài cuối): Gỡ khó để cán đích

Sắp xếp tổ chức bộ máy suy cho cùng là công việc liên quan đến con người, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, để cán đích các mục tiêu đề ra, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy: “Chìa khóa” nâng tầm và lực của hệ thống chính trị (Bài cuối): Gỡ khó để cán đích

Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả xã Xuân Giang (Thọ Xuân). Ảnh: P.V

Tin liên quan:
  • Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy: “Chìa khóa” nâng tầm và lực của hệ thống chính trị (Bài cuối): Gỡ khó để cán đích
    Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy: “Chìa khóa” nâng tầm và lực của hệ thống chính ...

    Sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhằm giảm sự cồng kềnh, hay tránh việc “giẫm chân nhau” là nhiệm vụ mới và khó. Do vậy, quá trình triển khai vẫn còn những địa phương, cơ quan, đơn vị lúng túng trong nắm bắt tinh thần và cách thức tiến hành. Thực trạng này đã và đang khiến cho việc đổi mới, sắp xếp, hợp nhất chưa tạo được nhiều khác biệt tích cực so với kỳ vọng.

Hoàn thiện thể chế, siết chặt kỷ cương

Nhằm đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giai đoạn 2021-2030, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tiến hành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định; đồng thời, thực hiện tinh giản biên chế theo chỉ tiêu Trung ương giao cho tỉnh giai đoạn 2022-2026. Cùng với đó, phê duyệt danh mục vị trí việc làm, giao biên chế giai đoạn 2022-2026 cho các cơ quan, đơn vị, địa phương; tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị... Để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trên, vấn đề mấu chốt lúc này là phải khắc phục cho được tình trạng thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh, ngại va chạm, muốn giữ ổn định tổ chức, bộ máy và biên chế hiện có ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, đề cao vai trò và khơi dậy quyết tâm chính trị, sự nỗ lực, mạnh dạn, thẳng thắn, khách quan, cùng tinh thần dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức để làm cơ sở thực hiện tinh giản biên chế.

...vấn đề mấu chốt lúc này là phải khắc phục cho được tình trạng thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh, ngại va chạm, muốn giữ ổn định tổ chức, bộ máy và biên chế hiện có ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị...

Từ thực tế của quá trình xây dựng nền hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính ở nước ta những năm qua, nhiều ý kiến cho rằng kỷ luật, kỷ cương trong quản lý Nhà nước và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều yếu kém. Do đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế về xây dựng bộ máy hệ thống chính trị song song với siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính được xem là giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước nói riêng, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nói chung. Tại huyện Thiệu Hóa, từ thực tiễn triển khai Nghị quyết số 18 NQ/TW những năm qua, bài học kinh nghiệm được cấp ủy, chính quyền địa phương rút ra là: Phải giữ vững nguyên tắc tổ chức, hoạt động và đề cao kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, phải chú trọng làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy.

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết sâu sắc cơ sở lý luận - thực tiễn, PGS.TS Trần Quốc Toản, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, cho rằng: Xây dựng nguyên tắc tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nước từ Trung ương xuống cơ sở theo hướng đảm bảo sự tập trung quyền lực hợp lý, hiệu quả của Trung ương, gắn với sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả trong hệ thống chính quyền 4 cấp hiện nay. Trong đó, chế định rõ nội dung, mức độ tự chủ, tự quản và phát huy sáng tạo của từng cấp dưới, xem đây là cơ sở quan trọng để xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị phù hợp, hiệu quả ở từng cấp.

Có thể nói, từ sự “trao quyền” theo tinh thần Nghị quyết số 18 NQ/TW gắn với “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cấp, từng ngành, từng địa phương”, nên trong quá trình đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhiều địa phương đã chủ động triển khai và mang lại hiệu quả thiết thực. Ví như tại huyện Thọ Xuân, việc sắp xếp tổ chức bộ máy xuất phát từ thực tiễn, với kế hoạch và lộ trình cụ thể, phù hợp với đặc điểm, tình hình mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, huyện cũng chủ động xây dựng phương án giải quyết các vấn đề phát sinh sau sắp xếp; bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp với những đối tượng chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy. Đặc biệt, với quyết tâm chính trị cao và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu, được xem là điều kiện tiên quyết để triển khai hiệu quả việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nói chung, tinh giản biên chế nói riêng.

Đặt con người vào trung tâm

Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị suy cho cùng không thể tách rời công tác cán bộ. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định”. Cũng bởi vai trò của cán bộ như là “dây chuyền” của bộ máy, nên quá trình triển khai Nghị quyết số 18 NQ/TW phải đặt con người - mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - vào trung tâm của chính sách. Đồng thời, mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, cũng như mỗi vị trí công tác phải xác định rõ và đồng bộ nguyên tắc là “rõ việc - rõ chức năng, nhiệm vụ - rõ tổ chức - rõ người - rõ quyền hạn - rõ trách nhiệm - rõ lợi ích”. Từ đó, làm cơ sở để “soi” các khâu lỗi, để tháo các nút thắt trên “dây chuyền”.

Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị suy cho cùng không thể tách rời công tác cán bộ. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định”.

Nhiều ý kiến được ghi nhận tại các địa phương, cơ quan, đơn vị cho thấy rằng, tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế là công việc nhạy cảm, bởi nó liên quan “sát sườn” đến quyền lợi, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến “sinh mệnh chính trị” của nhiều cá nhân. Do vậy, công việc này đòi hỏi phải được triển khai thận trọng, bài bản, khách quan, công khai, công tâm; đồng thời, có sự chuẩn bị tốt cả về mặt tư tưởng, nhận thức lẫn cơ chế chính sách. Từ đó mới có thể tạo được sự đồng thuận và quá trình triển khai mới thông suốt, hiệu quả.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Minh Tâm (huyện Thiệu Hóa) Nguyễn Thị Hương Vân, cho rằng: Cần đổi mới cơ chế, chính sách nhất là chính sách tiền lương phù hợp với vị trí việc làm và hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với đó, phải thực hiện nghiêm Quy định số 41-QÐ/TW, ngày 3-11-2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.

Huyện Quảng Xương hiện là một trong những địa phương có số lượng công chức cấp xã dôi dư nhiều. Nguyên nhân là do sắp xếp đơn vị hành chính; do Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định giảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã 2 người ở mỗi đơn vị; do thực hiện đề án đưa công an chính quy về đảm nhiệm chức danh trưởng công an xã; mặt khác còn do một bộ phận công chức cấp xã có tuổi đời trẻ, không thể thực hiện được chế độ về hưu trước tuổi. Từ thực tế trên, huyện Quảng Xương đang kiến nghị các cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền cho kéo dài thời gian thực hiện với số biên chế được giao đối với tất cả các xã, thị trấn đến năm 2025 (không chỉ quy định riêng đối với các xã, thị trấn đã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính).

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là một trong những yêu cầu vừa có tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, do vậy đòi hỏi các giải pháp vừa đồng bộ, vừa có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, cần chú trọng hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên nhằm tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức ra sức cống hiến, tận tụy phục vụ và khơi dậy sức sáng tạo trong mỗi người.

Ðể bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả ngoài việc sắp xếp, tinh gọn, thì nhân tố quyết định nằm ở chất lượng đội ngũ cán bộ. Nhấn mạnh đến vai trò của công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ, đồng chí Thái Xuân Cường, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thọ Xuân, cho rằng: Việc xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là một trong những yêu cầu vừa có tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, do vậy đòi hỏi các giải pháp vừa đồng bộ, vừa có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, cần chú trọng hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên nhằm tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức ra sức cống hiến, tận tụy phục vụ và khơi dậy sức sáng tạo trong mỗi người. Đồng thời, có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút, tuyển chọn, trọng dụng cán bộ có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức. Chú trọng việc nghiên cứu, kịp thời bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá và dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

...

Có nhận định cho rằng, nếu chúng ta chưa nhận thức rõ tính chất, cấu trúc và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, thì việc xây dựng và vận hành tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ còn nhiều lúng túng, cũng như hạn chế hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một hình thức tổ chức đặc biệt, bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam - tổ chức chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên. Đó là hệ thống các thiết chế tổ chức có quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện sự ủy quyền quyền lực của Nhân dân. Chính vì lẽ đó, việc triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18 NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” là chủ trương lớn, hệ trọng và có tính tất yếu. Bởi đây là “chìa khóa” góp phần nâng tầm và lực của hệ thống chính trị. Đồng thời, chủ trương lớn này được triển khai hiệu quả, thì Nhân dân - chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực chính trị - càng nắm vững và thực thi hiệu quả quyền làm chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nhóm PV Chính trị - xã hội

Tin liên quan:


 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]