(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua, ở các cấp hội nông dân trong tỉnh đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào thi đua, tạo được khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp.

Đổi mới, sáng tạo trong các phong trào thi đua ở các cấp hội nông dân

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua, ở các cấp hội nông dân trong tỉnh đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào thi đua, tạo được khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp.

Đổi mới, sáng tạo trong các phong trào thi đua ở các cấp hội nông dânMô hình ao nuôi cá của gia đình ông Nguyễn Văn Tính, thôn Trại Nu, xã Xuân Tín (Thọ Xuân) mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cùng với chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trọng tâm của hội như: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”; “Nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng - an ninh”; các cấp hội nông dân trong tỉnh đã linh hoạt, vận dụng, cụ thể hóa thành các phong trào thi đua phù hợp với từng địa phương, đơn vị, từng lĩnh vực, chuyên đề hoạt động, như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi”, “Dồn điền, đổi thửa”; “Cải tạo vườn tạp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc”; “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”...

Từ các phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, đại diện cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của giai cấp nông dân. Họ là những nông dân tiêu biểu, đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp, cùng với việc tích tụ ruộng đất, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi... Nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã mạnh dạn đầu tư và thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoặc các tổ hợp tác, HTX như: Gia đình ông Lê Văn Thẩn, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa thành lập Công ty Đầu tư xây dựng dây chuyền xay sát lúa gạo hiện đại; gia đình ông Luyện Hữu Phương, xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc đã thành lập Công ty TNHH Lộc Phương Nam chuyên sản xuất cây giống chất lượng cao, tư vấn và thi công cảnh quan; gia đình ông Nguyễn Văn Tú, xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào xứ Thanh.

Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, từ năm 2017 gia đình ông Trịnh Văn Long, thôn Bèo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) đã thuê thầu đất nông nghiệp không hiệu quả của xã để làm trang trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm. Do áp dụng biện pháp an toàn trong chăn nuôi nên trang trại gà của ông vẫn an toàn và phát triển ổn định. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng ông vẫn xuất bán 40 tấn gà thương phẩm, sau khi trừ chi phí, ông thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Câu chuyện của ông Nguyễn Văn Tính, thôn Trại Nu, xã Xuân Tín (Thọ Xuân) đã cho thấy tính sáng tạo, nhạy bén trong lao động sản xuất của nông dân. Vì tiếc đất bỏ hoang do người dân đi làm công nhân, đi làm ở các tỉnh ngoài, không có lao động cho nông nghiệp, ông đã đề xuất với xã, đến từng hộ dân để trình bày nguyện vọng thuê lại ruộng để sản xuất. Với quyết tâm “bám ruộng” làm giàu, ông Tính đầu tư gần 4 tỷ đồng, trang bị 6 máy cấy, máy làm đất; 2 máy gặt, máy bón phân, giàn gieo mạ tự động. Cùng với đó, ông mạnh dạn xây dựng mô hình trang trại, với quyết tâm cao, có đất, kỹ thuật, kinh nghiệm lại gặp lúc nhu cầu thị trường ngày một lớn nên việc sản xuất, kinh doanh của gia đình ông Tính mỗi ngày một phát triển. Lợi nhuận tích lũy được, ông tiếp tục dành mở rộng diện tích đất canh tác. Hiện nay, gia đình ông có 5 ha trồng sen, 5 ha ao cá, 5 ha trồng keo và cây ăn quả các loại, nuôi 30 con trâu, hàng nghìn gà, vịt... Doanh thu từ cấy lúa và các dịch vụ khác thu hoạch khoảng 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Từ các phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi đã khuyến khích, động viên hội viên, nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bằng nhiều hình thức: giúp về vốn, giống, ngày công lao động, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, cách làm ăn. Hàng năm, các cấp hội đã vận động cán bộ, hội viên, nông dân quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ hàng ngàn lượt hộ nông dân nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Trong đó, đã vận động các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tạo việc làm tại chỗ cho hơn 1.193.872 lượt lao động, với 998.700 lượt lao động có việc làm thường xuyên, hơn 195.172 lượt lao động có việc làm theo mùa vụ; giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 40.270 lượt hộ nông dân, giúp 89.024 hộ nông dân thoát nghèo. Vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Những gương nông dân điển hình trong sản xuất, kinh doanh đã góp phần tô thắm thêm cho vườn hoa người tốt, việc tốt của các cấp hội nông dân toàn tỉnh.

Bài và ảnh: Hoàng Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]