(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021 được Ban Dân vận Trung ương chọn là “Năm đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) cơ sở”, do đó, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện dân chủ và phát huy QCDC ở cả 3 loại hình: Pháp lệnh QCDC ở xã, phường, thị trấn; QCDC ở cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; QCDC trong các doanh nghiệp. Trong đó, nét nổi bật là việc thực hiện pháp lệnh QCDC ở xã, phường, thị trấn; QCDC ở cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Điểm nhấn từ “Năm đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”

Năm 2021 được Ban Dân vận Trung ương chọn là “Năm đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) cơ sở”, do đó, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện dân chủ và phát huy QCDC ở cả 3 loại hình: Pháp lệnh QCDC ở xã, phường, thị trấn; QCDC ở cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; QCDC trong các doanh nghiệp. Trong đó, nét nổi bật là việc thực hiện pháp lệnh QCDC ở xã, phường, thị trấn; QCDC ở cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Điểm nhấn từ “Năm đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”Với sự chung tay của người dân thôn 1, xã Đông Minh (Đông Sơn) đã xây dựng thành công nông thôn mới kiểu mẫu.

Việc thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện đều được cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn trong tỉnh bám sát theo tinh thần Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quy chế, quy định về “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”. Trong đó, dân chủ trực tiếp thể hiện ở việc Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.

Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), cấp ủy đảng, chính quyền xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) xác định, thực hành tốt dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” mới là “chìa khóa” vạn năng để khơi dậy sức dân. Với tinh thần ấy, đảng ủy, chính quyền xã chỉ đạo các chi bộ, ban cán sự các thôn trong quá trình triển khai XDNTM phải công khai cho Nhân dân được biết, được bàn, được tham gia đóng góp ý kiến vào chủ trương, kế hoạch và được quyết định nội dung công việc của cộng đồng, nhất là mức đóng góp làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa... Thôn Quý Thanh, là điển hình của xã Cẩm Quý về phát huy QCDC trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. Ông Cao Xuân Tuyên, bí thư chi bộ, trưởng thôn Quý Thanh, cho biết: Năm 2014, thực hiện chỉ đạo của đảng ủy xã về xây dựng thôn NTM, chi bộ thôn đã họp, bàn bạc, thống nhất ban hành nghị quyết chuyên đề về XDNTM. Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, trong các buổi sinh hoạt chi bộ mở rộng, họp Nhân dân, ban cán sự thôn dành phần lớn thời gian để quán triệt chủ trương XDNTM đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Đồng thời, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, qua đó, kịp thời có những giải pháp phù hợp để thực hiện thành công các tiêu chí NTM. Đặc biệt, trong quá trình triển khai xây dựng các công trình đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, sửa chữa nhà văn hóa, thôn đều công khai cho Nhân dân nắm rõ và quyết định phương án thực hiện”. Từ năm 2014 đến 2018, Nhân dân thôn Quý Thanh đã đóng góp hơn 727 triệu đồng bê tông hóa 3,7km đường giao thông và sửa chữa nhà văn hóa thôn. Bằng những hành động, việc làm thiết thực của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cuối năm 2018, thôn Quý Thanh đã “về đích” NTM. Hiện nay, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân thôn Quý Thanh đang “dồn sức” để xây dựng thành công thôn NTM kiểu mẫu.

Nhờ phát huy tốt QCDC ở cơ sở mà chương trình XDNTM là một trong những thành quả nổi bật của tỉnh Thanh Hóa trong nhiều năm trở lại đây. Đến nay, toàn tỉnh đã có 11 huyện, 341 xã, 1.018 thôn, bản đạt chuẩn NTM; 41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 3 xã, 149 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân trong tỉnh.

Với tinh thần gần dân, sát dân, bảo vệ quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của người dân, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc tiếp công dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và xây dựng lịch tiếp công dân. Năm 2021, các cơ quan hành chính Nhà nước trong tỉnh đã tiếp 13.761 lượt người. Trong đó, chính quyền các cấp và lãnh đạo các sở, ban, ngành tiếp định kỳ 5.149 lượt người; ban tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức bộ phận tiếp công dân các sở, ban, ngành đã tiếp 8.612 lượt người. Toàn tỉnh cũng đã tiếp nhận 11.073 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân. Qua phân loại đơn thư, các cấp có thẩm quyền và các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh giải quyết 4.447/4.731 đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết, đạt tỷ lệ 93,9%. Đáng kể hơn, các vụ việc khiếu kiện đông người được lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết không phát sinh thành điểm nóng. Hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo không chỉ củng cố niềm tin của Nhân dân với các cấp chính quyền mà còn góp phần bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển.

Song song với đó, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai minh bạch, đơn giản, thuận lợi và rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết kết quả thủ tục hành chính trực tuyến trên cổng dịch vụ công của tỉnh, cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ bưu chính công ích. Nhờ vậy, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến mức độ 3 đạt 91,7%, mức độ 4 đạt 86,3%, cao hơn so với bình quân chung cả nước. Đi liền với đó, tỉnh cũng triển khai việc khai thác, sử dụng xác thực thông tin công dân trong giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công và là 1 trong 7 tỉnh đầu tiên sử dụng dịch vụ này.

Cùng với các cấp chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị của tỉnh cũng đã phát huy tốt vai trò đại diện quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Điều này được thể hiện qua kết quả của công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Trong năm 2021, MTTQ các cấp đã chủ trì tổ chức 2.750 cuộc giám sát, 1.361 cuộc góp ý, phản biện xã hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo luật, nghị quyết, kế hoạch.

Việc các cấp ủy, đảng chính quyền trong tỉnh thực hiện tốt QCDC không chỉ giải quyết kịp thời các vấn đề bất cập, vướng mắc ở cơ sở, mà còn xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh đề ra trong năm 2021.

Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]