(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020, các chỉ số SIPAS, PAR INDEX và PAPI của Thanh Hóa đều nằm ở vị trí cao trên bảng xếp hạng của cả nước. Thành quả ấn tượng đó là động lực để năm 2021, Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và đề ra các giải pháp đồng bộ, phấn đấu đưa Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính (CCHC) vào năm 2025.

Cải cách hành chính đồng bộ, mạnh mẽ

Năm 2020, các chỉ số SIPAS, PAR INDEX và PAPI của Thanh Hóa đều nằm ở vị trí cao trên bảng xếp hạng của cả nước. Thành quả ấn tượng đó là động lực để năm 2021, Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và đề ra các giải pháp đồng bộ, phấn đấu đưa Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính (CCHC) vào năm 2025.

Cải cách hành chính đồng bộ, mạnh mẽCông chức Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giải quyết thủ tục hành chính cho công dân.

Quyết tâm chinh phục các mục tiêu mới đã đặt ra, trong năm 2021, tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, đề án lớn về CCHC. Nổi bật như: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về “Đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp hẫn” giai đoạn 2021–2025, “Chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí và phương pháp xác định Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; ban hành kế hoạch phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022... Cùng với đó, Thanh Hóa đã thành lập ban chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa; thành lập ban xúc tiến đầu tư đặc biệt; thực hiện mẫu cam kết xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh... Có thể thấy, chưa thời kỳ nào mà công tác CCHC lại được cấp ủy, chính quyền quyết liệt chỉ đạo và thực thi như hiện nay.

Tinh thần cải cách và đổi mới thực sự hiệu quả khi trở thành hành động thống nhất từ tỉnh, huyện đến xã và thấm sâu trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức. Trên cơ sở các kế hoạch, chương trình, đề án và mục tiêu lớn mà tỉnh đề ra, các cấp, các ngành đã chủ động triển khai và đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, lĩnh vực hiện đại hóa hành chính đóng vai trò trụ cột của chính quyền điện tử đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Trục tích hợp liên thông văn bản dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP) của tỉnh đã kết nối, liên thông với hệ thống của quốc gia, phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã. Thanh Hóa cũng là một trong những tỉnh nằm trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả việc xử lý văn bản trên môi trường điện tử và chữ ký số. Mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số có bước đột phá quan trọng khi cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã đã thay đổi phương thức, lề lối, thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử. Năm 2021, tỷ lệ văn bản điện tử có ký số đạt trên 99% (trừ các văn bản mật theo quy định); 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và 100% UBND cấp xã đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Toàn tỉnh đã trao đổi, xử lý trên hệ thống 1.988.791 lượt văn bản đến và 808.230 văn bản đi. Thanh Hóa cũng là tỉnh có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thuộc diện lớn nhất trong cả nước với 348 điểm cầu, góp phần triển khai nhiệm vụ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho các cuộc họp và rất phù hợp trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Không dừng ở đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng được đầu tư mạnh mẽ. Cổng dịch vụ công, hệ thống “một cửa” điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Thanh Hóa là 1 trong 8 bộ, ngành, địa phương đầu tiên của cả nước kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, hiện đang cung cấp 1.985 TTHC, trong đó có 831 TTHC mức độ 3 và 4, phục vụ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC. Đặc biệt, Thanh Hóa đã nhanh chóng bắt nhịp, hòa mình cùng chuyển đổi số bằng việc ban hành nghị quyết về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với lộ trình, bước đi phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên xây dựng chính quyền số để thúc đẩy, dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số. UBND tỉnh và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy triển khai chính quyền số, xã hội số, kinh tế số giai đoạn 2021-2025..., tạo tiền đề để từ năm 2022 trở đi Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực bứt phá, đẩy nhanh lộ trình xây dựng chính quyền điện tử. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Đề án “Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện”. Đề án được thực hiện sẽ tạo ra sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành kinh tế và tạo động lực để các sở, ngành, các địa phương cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thanh Hóa trong những năm tới.

Việc thực hiện nghiêm túc quy định công khai kết quả giải quyết TTHC, công khai xin lỗi trong giải quyết TTHC đã từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, sửa đổi lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành các chỉ thị về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước và thành lập tổ công tác kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ. Qua đó, đảm bảo sự nghiêm minh trong thực hiện và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước.

Để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PCI và PAPI nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chuyển đổi số, các cấp, các ngành cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Trung ương, của tỉnh về CCHC. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC cho doanh nghiệp và người dân; hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi trong thu hút đầu tư.

Bài và ảnh: Minh Khôi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]