(Baothanhhoa.vn) - Mỗi người khi đứng vào hàng ngũ của Đảng đều mang trong mình những hoài bão, lý tưởng cao đẹp - đó là được đóng góp sức mình cho sự phát triển của Đảng, của quê hương. Lý tưởng ấy đã và đang thôi thúc những người đảng viên, nhất là đảng viên trẻ hăng say lao động, nỗ lực cống hiến, trở thành tấm gương sáng để ngày càng nhiều quần chúng “soi vào”, phấn đấu trở thành đảng viên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bổ sung nguồn sinh lực mới cho Đảng: Bài 2 - Dấu ấn từ những “hạt nhân” tích cực

Mỗi người khi đứng vào hàng ngũ của Đảng đều mang trong mình những hoài bão, lý tưởng cao đẹp - đó là được đóng góp sức mình cho sự phát triển của Đảng, của quê hương. Lý tưởng ấy đã và đang thôi thúc những người đảng viên, nhất là đảng viên trẻ hăng say lao động, nỗ lực cống hiến, trở thành tấm gương sáng để ngày càng nhiều quần chúng “soi vào”, phấn đấu trở thành đảng viên.

Bổ sung nguồn sinh lực mới cho Đảng: Bài 2 - Dấu ấn từ những “hạt nhân” tích cực

Nhiều địa phương luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lực lượng thanh niên. Ảnh: PV

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền” nhằm đề cao việc nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Với tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, thời gian qua, ở nhiều nơi và trên nhiều lĩnh vực hoạt động, cán bộ, đảng viên luôn phát huy vai trò hạt nhân, gương mẫu, tiên phong trong các phong trào thi đua yêu nước, tích cực đóng góp công sức vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương, đơn vị mình.

Trở lại thôn 8, xã Cán Khê (Như Thanh) vào những ngày đầu tháng 10 này, chúng tôi được hòa mình vào cuộc sống mới của người dân nơi đây. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, nhất là cơ sở hạ tầng (điện- đường- nhà văn hóa), các công trình phúc lợi đã và đang được xây dựng kiên cố... Những thành quả đó có được là nhờ sự chung sức, đồng lòng của chi bộ, đảng viên và Nhân dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bí thư chi bộ Hà Ngọc Tiến chia sẻ: Trước đây, đời sống của người dân thôn 8 gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là tự cung, tự cấp, sản xuất manh mún, lạc hậu, kém hiệu quả, các công trình phúc lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân. Đặc biệt, người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao. Với quyết tâm xây dựng thôn 8 ngày càng phát triển, công tác xóa đói giảm nghèo bền vững, trên cương vị người đứng đầu, ông Tiến đã cùng với cấp ủy chi bộ, đảng viên sâu sát cơ sở, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế”. Bí thư chi bộ Hà Ngọc Tiến tiếp lời, với phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, để dân tin tưởng và làm theo trước hết mình và đội ngũ đảng viên phải là người đi đầu trong việc chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Nói là làm, bí thư chi bộ Hà Ngọc Tiến và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi thành công cây trồng truyền thống sang cây trồng mới. Toàn thôn đã trồng mới và trồng lại được trên 30 ha rừng sản xuất, rừng phòng hộ; chuyển đổi trên 10 ha diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây riềng, cây nghệ vàng, cây gai xanh... Với hướng đi mới này, thu nhập bình quân của người dân trong thôn đã đạt 40 triệu đồng/năm.

Cách đây vài năm, thôn Điền Lý, xã Điền Lư (Bá Thước) thiếu thốn, khó khăn đủ bề, trong đó giao thông đi lại là điều bức xúc nhất của bà con. Muốn có đường lớn để đi, các đảng viên trong chi bộ đã tiên phong hiến đất, người ít hiến vài chục mét vuông, người nhiều thì lên đến vài trăm mét vuông. Cứ như thế, hết tuyến đường này được mở xong lại đến tuyến đường khác. Những con đường “ý Đảng, lòng dân” nối tiếp nhau hình thành giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. Có đường đẹp, chi bộ tính chuyện chỉnh trang đường làng, hàng rào, công tác vệ sinh môi trường... cũng với phương thức đảng viên bỏ kinh phí, công sức ra trước, sau đó vận động Nhân dân cùng tham gia. Nhiều công trình khác như nhà văn hóa thôn, trường mầm non... có sự đóng góp tích cực của người dân trong thôn. Có điện, có đường rồi, chi bộ phân công đảng viên xuống tận các hộ dân khó khăn hướng dẫn ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm để bà con thi đua sản xuất, nâng cao đời sống. Với tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong thôn, đến nay Điền Lý đã xuất sắc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Trải lòng với chúng tôi, anh Lê Văn Thắng, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Điền Lý cho biết: “Không phải ngẫu nhiên mà Điền Lý có những tuyến đường “sáng, xanh, sạch, đẹp” như thế. Kết quả đó xuất phát từ sự nỗ lực không mệt mỏi của tôi cùng cấp ủy chi bộ, sự đoàn kết, đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp Nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công thôn nông thôn mới kiểu mẫu”.

Gắn bó với công tác đoàn từ năm 2017 với cương vị là Bí thư Đoàn xã Thiệu Vân (TP Thanh Hóa), đảng viên Nguyễn Thị Hạnh được đánh giá rất cao trong tổ chức các hoạt động của đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi. Chị Hạnh đã có nhiều sáng kiến mới để tập hợp, thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia. Trong hoạt động bề nổi, chị đã cùng ban chấp hành đoàn xã phát động nhiều phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao như giải bóng chuyền, giải cầu lông, hội thi văn nghệ với các tiết mục đặc sắc, đầu tư công phu vừa tạo sân chơi lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên trong xã vừa để tham gia các sự kiện chính trị của địa phương, các chương trình của Thành đoàn thành phố. Không chỉ hoạt động bề nổi, chị Hạnh luôn hướng các hoạt động đoàn đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thực chất. Trong “cuộc chiến” chống lại rác thải nhựa, trách nhiệm xung kích đi đầu thuộc về tuổi trẻ. Xác định rõ nhiệm vụ này, năm 2020, chị Hạnh cùng ban chấp hành đoàn xã triển khai chương trình “phòng, chống rác thải nhựa”. Hàng tháng đoàn viên, thanh niên các chi đoàn đi thu gom rác thải nhựa tại các hộ dân, tại các thôn để làm sạch môi trường và gây quỹ giúp đỡ các em học sinh khó khăn dịp cuối năm. Phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng cũng tạo ra hiệu ứng xã hội rõ nét. Hoạt động “Ngày chủ nhật xanh” giữ gìn vệ sinh môi trường ở khu dân cư, trường học, công sở, ra quân bóc gỡ các tờ quảng cáo sai quy định... được duy trì thường xuyên.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên đầu tàu gương mẫu trong lao động, sản xuất; say mê học tập, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội... Họ trở thành những tấm gương mẫu mực cho quần chúng, nhất là thế hệ trẻ noi theo, xứng đáng với lời căn dặn của Bác Hồ “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

Chiến lược “Giữ chân” lực lượng trẻ

Thực tiễn công tác phát triển đảng viên ở khu vực nông thôn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn bởi xu hướng rời quê hương đi làm ăn xa trong đội ngũ thanh niên, người trong độ tuổi lao động ngày càng nhiều; học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp không muốn trở về địa phương vì khó tìm việc làm... Trước tình trạng trên, các đảng bộ, chi bộ đã và đang đề ra những giải pháp để “giữ chân” lực lượng trẻ ở lại quê nhà, qua đó góp phần tạo nguồn cho công tác phát triển đảng viên.

Tân Thọ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Nông Cống và cũng là xã gặp khó trong công tác phát triển Đảng. Đồng chí Nguyễn Xuân Ánh, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: Nguồn kết nạp Đảng ở xã hiện nay không hiếm nhưng lại rất khó bởi lực lượng trẻ đi làm kinh tế, một bộ phận muốn vào Đảng thì không đủ điều kiện do trình độ thấp và vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Để khắc phục những khó khăn này ngoài tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nâng cao trình độ dân trí, chúng tôi đã xây dựng các mô hình thử nghiệm phát triển kinh tế ngay tại địa phương như nuôi dê, trồng cây ăn quả; đồng thời tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, xã Tân Thọ đề nghị doanh nghiệp trên địa bàn ưu tiên tuyển dụng lực lượng thanh niên vào làm việc. Đây là giải pháp để xã “giữ chân” lực lượng trẻ, qua đó tạo nguồn bồi dưỡng kết nạp cho Đảng.

Với quan điểm muốn giữ chân quần chúng ưu tú tại địa phương, chi bộ thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã chủ động triển khai các phong trào thi đua phát triển kinh tế do tỉnh, huyện, xã phát động; vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của thôn giảm đáng kể, hộ khá, giàu tăng cao. Kết quả này có được là nhờ chi bộ thôn đã yêu cầu đảng viên phát huy tinh thần tiền phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực, tích cực vận động Nhân dân thi đua phát triển kinh tế gia đình... Tiêu biểu như đảng viên Nguyễn Thế Huy đi đầu trong việc đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị cao vào phát triển kinh tế gia đình. Hỏi chuyện, anh Huy chia sẻ: “Trước đây, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, tôi luôn trăn trở làm gì để phát triển kinh tế. Tiếp thu những kiến thức từ các lớp chuyển giao kỹ thuật do xã, huyện tổ chức, cùng với tìm tòi của bản thân, gia đình tôi quyết tâm đầu tư chăn nuôi lợn, trâu, bò, trồng mía, keo. Mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng, cuộc sống gia đình không ngừng được cải thiện và nâng cao”. Không chỉ sản xuất giỏi, anh luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất đối với các hộ gia đình khó khăn trong thôn phát triển kinh tế, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Cũng giống như một số địa phương khác, giải pháp mà xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) lựa chọn là “giữ chân” thanh niên, đảng viên xuất ngũ ở lại địa phương lập nghiệp. Chia sẻ về vấn đề này, đồng chí Phạm Văn Huỳnh, bí thư đảng ủy xã cho hay: Ngay sau khi quân nhân xuất ngũ hoàn thành nhiệm vụ về đến địa phương, cấp ủy, chính quyền đều tổ chức lễ đón rất nghiêm túc, long trọng. Tại buổi lễ này, lãnh đạo địa phương chủ động trò chuyện, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quân nhân xuất ngũ, lắng nghe đề xuất và giúp định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ, tạo điều kiện về việc làm. Bên cạnh đó, xã động viên thanh niên, đảng viên xuất ngũ duy trì và giữ lửa cho nghề rèn truyền thống của địa phương, từ đó vừa có việc làm, vừa có thu nhập ổn định. Đặc biệt, với khả năng cho phép, địa phương luôn chủ động về chính sách hỗ trợ, bảo lãnh để quân nhân xuất ngũ được vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Tính đến nay, các cấp ở xã Tiến Lộc đã giúp trên 10 trường hợp thanh niên, đảng viên là quân nhân xuất ngũ vay vốn, với tổng giá trị gần 500 triệu đồng, giúp họ có điều kiện phát triển kinh tế. Ngoài ra, xã Tiến Lộc đề nghị doanh nghiệp trên địa bàn ưu tiên tuyển dụng thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đặc biệt là đảng viên. Đồng chí Phạm Văn Huỳnh khẳng định: “Khi có việc làm, đảng viên là quân nhân xuất ngũ sẽ sớm ổn định cuộc sống, lập gia đình và gắn bó với quê hương. Đó cũng là “điều kiện cần” để đảng viên gắn bó, tham gia sinh hoạt Đảng, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đảng viên”.

Phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Bởi vậy, để thực hiện có hiệu quả công tác này, đòi hỏi các cấp ủy đảng, tổ chức đảng phải có nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả hơn nữa.

Bài cuối: Để “măng mọc” trước khi “tre già”.

Nhóm phóng viên


Nhóm phóng viên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]