Các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể, chính trị cần xác định công tác phát triển đảng viên trong lực lượng thanh niên nông thôn đóng vai trò quan trọng nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ; coi đây là nhiệm vụ cấp thiết, là nền tảng bổ sung nguồn nhân lực mới cho Đảng, là yêu cầu đặt ra đối với các cấp ủy đảng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó phát triển Đảng trong thanh niên nông thôn: Cần chuyển biến trong hành động

Bổ sung lực lượng kế cận cho Đảng - cần quyết liệt trong “hành động”

Các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể, chính trị cần xác định công tác phát triển đảng viên trong lực lượng thanh niên nông thôn đóng vai trò quan trọng nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ; coi đây là nhiệm vụ cấp thiết, là nền tảng bổ sung nguồn nhân lực mới cho Đảng, là yêu cầu đặt ra đối với các cấp ủy đảng...

Bổ sung lực lượng kế cận cho Đảng - cần quyết liệt trong “hành động”Lực lượng lớn thanh niên nông thôn tham gia làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp ngoài Nhà nước đóng trên địa bàn huyện Yên Định. Ảnh: lê phượng

Tin liên quan:

“Điểm nghẽn” cần khơi thông

Xây dựng đoàn xã, thị trấn vững mạnh là yêu cầu cấp bách không chỉ của tổ chức đoàn mà còn là của Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Trước thực trạng ở nông thôn hiện nay nhiều cơ sở đoàn đang hoạt động khó khăn, cầm chừng, có nơi chỉ còn lại bộ khung ban chấp hành, nếu tổ chức đoàn các xã, chi đoàn thôn, làng, bản không tập hợp được thanh niên, không thu hút được thanh niên vào các phong trào đoàn thì sẽ không có cơ hội để phát hiện, lựa chọn quần chúng ưu tú để bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng.

Xã Minh Sơn (Triệu Sơn) có hơn 700 thanh niên, trong đó có hơn 100 thanh niên có mặt tại địa phương, bởi phần lớn thanh niên đều đi học đại học, cao đẳng, học nghề hoặc đi làm ăn xa nên một số chi đoàn chỉ còn 3 - 5 thanh niên tham gia sinh hoạt. Tuy vậy, theo đồng chí Đàm Thị Thơ, bí thư đoàn xã: “Số thanh niên có mặt ở địa phương chủ yếu quan tâm đến phát triển kinh tế, kiếm thêm thu nhập hơn là tham gia các phong trào tình nguyện. Vì vậy, đoàn xã rất khó khăn trong việc triển khai các phong trào, hoạt động”. Theo báo cáo của Huyện đoàn Như Xuân, do gặp khó khăn về: cán bộ, đội ngũ, số lượng thanh niên tham gia sinh hoạt nên 2 chi đoàn là chi đoàn thôn Xuân Khánh và chi đoàn thôn 1, xã Bãi Trành đã “trắng” sinh hoạt, không hoạt động. Về vấn đề này, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cũng thẳng thắn nhìn nhận: Hiện nay hoạt động đoàn ở địa bàn dân cư đang gặp nhiều hạn chế: Tỷ lệ thanh niên đi làm ăn xa lớn, một số ở nhà lại ít tham gia sinh hoạt. Việc duy trì sinh hoạt chi đoàn hàng tháng nhìn chung không được thường xuyên, có khi 2 - 3 tháng mới sinh hoạt 1 lần. Có nơi, có thời điểm chi đoàn chỉ còn lại bộ khung ban chấp hành, không có phong trào, không có hoạt động.

Cùng với đó, qua kiểm tra công tác đoàn viên và tổ chức cơ sở đoàn của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, cho thấy hầu hết các xã, phường, thị trấn, số thanh niên hiện nay sinh sống và sinh hoạt tại địa phương chủ yếu là thanh niên khối trường học và cơ quan. Qua nắm bắt, nhu cầu lớn nhất của thanh niên ở địa bàn dân cư hiện nay chính là việc làm, lập thân, lập nghiệp, sân chơi... Song, thực tế cho thấy việc tổ chức các mô hình chưa đáp ứng những nhu cầu chính đáng của thanh niên. Thêm vào đó, đa số các đảng bộ xã, thị trấn mặc dù đã đưa ra chỉ tiêu kết nạp Đảng hàng năm nhưng chưa xây dựng nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển đảng viên, chưa đưa ra được các tiêu chí cụ thể đối với thanh niên phấn đấu vào Đảng. Một số cấp ủy đảng cơ sở vẫn chưa thật sự quan tâm công tác đoàn và phong trào thanh niên. Hệ thống chính trị từ huyện đến xã chưa có những giải pháp mang tính đột phá tạo việc làm, tăng thu nhập giúp thanh niên yên tâm lập thân, lập nghiệp ngay tại quê hương. Do đó, công tác tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng Đảng là thanh niên nông thôn chưa chuyển biến.

Để làm tốt công tác này, nhiều ý kiến cho rằng: Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm từ hai phía: Tổ chức cơ sở đảng (trực tiếp là các chi bộ) - tổ chức cơ sở đoàn và bản thân mỗi thanh niên. Cần thấy rằng sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy đảng; chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn và ý thức tự giác của mỗi thanh niên là những yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả công tác phát triển Đảng trong thanh niên, nhất là thanh niên trực tiếp lao động, sản xuất ở khu vực nông thôn. Ngoài nội dung tổng thể cần kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt công tác: giáo dục, tổ chức và phong trào hành động của thanh niên; quan tâm giúp đảng viên trẻ có cơ hội được cống hiến và đóng góp cho phong trào chung ở cơ sở. Các cấp ủy đảng cần lãnh đạo tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đầu tư vào địa bàn, mở rộng ngành, nghề để tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên. Cần phải đưa chỉ tiêu phát triển đảng viên trẻ là thanh niên trực tiếp lao động ở nông thôn vào nghị quyết của các cấp ủy, đồng thời phát huy trách nhiệm cụ thể của cấp ủy, đoàn thể, đảng viên đối với lĩnh vực công tác này. Phải xác định rõ tiêu chuẩn đảng viên trẻ là yêu cầu được đặt ra đối với các cấp ủy đảng...

Giải pháp thiết thực, hành động quyết liệt

Chỉ thị số 05-CT/TU về tăng cường công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành ngày 28-5-2021 đã nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo: Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác phát triển đảng viên; phải xác định công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của công tác xây dựng Đảng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục và phải đạt được kết quả rõ rệt, nhằm tăng cường lực lượng, trẻ hóa đội ngũ đảng viên và tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp. Hằng năm, lấy kết quả thực hiện kết nạp đảng viên mới là tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với tổ chức đảng, đảng viên và cá nhân người đứng đầu cấp ủy.

Với tư tưởng chỉ đạo nêu trên, có thể nói, để triển khai hiệu quả Chỉ thị 05, trước hết cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác phát triển đảng viên trong thanh niên nông thôn, đồng thời phấn đấu đạt chỉ tiêu, kế hoạch phát triển đảng viên năm 2021, đồng chí Lê Ngọc Thắng, Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Nông Cống, cho biết: Huyện ủy đã tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên. Việc xây dựng kế hoạch tạo nguồn sát với tình hình thực tế, gắn với thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tạo nguồn và kết nạp đảng viên ở cơ sở. Xây dựng kế hoạch giao mặt trận, các đoàn thể, các chi, hội, tổ chủ động tham mưu, giới thiệu quần chúng ưu tú để tạo nguồn kết nạp Đảng, khắc phục tình trạng chi bộ thôn, khu phố nhiều năm liền không kết nạp được đảng viên. Lấy kết quả công tác phát triển đảng viên là tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân hàng năm. Theo chỉ tiêu tỉnh giao, năm 2021 huyện Nông Cống phát triển 180 đảng viên, chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra 200 đảng viên mới. 6 tháng đầu năm 2021, huyện Nông Cống đã kết nạp được 110 đảng viên (đạt 55%).

Trong công tác phát triển Đảng, nhiều ý kiến cho rằng phải cần quan tâm tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo với phương châm “Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên”. Điều này cũng đã được đề cập tương đối cụ thể trong Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 23-7-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng, các đoàn thể và kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân, công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đủ tiêu chuẩn vào Đảng.

Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đặt ra nhiệm vụ và chỉ tiêu là số lượng đảng viên mới được kết nạp hàng năm phải là 7% từ nguồn giới thiệu của đoàn thanh niên. Từ Nghị quyết 25-NQ/TW và Chỉ thị 05-CT/TU, Tỉnh đoàn thông qua các hoạt động đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi đã phát hiện, bồi dưỡng thanh niên ưu tú để giới thiệu cho Đảng. Đồng thời tham mưu, đề xuất các cấp ủy đảng thực hiện quy hoạch, kế hoạch tạo nguồn kết nạp ở mỗi cấp ủy đảng, chú trọng phát triển đảng viên trong thanh niên nông thôn; tham mưu với cấp ủy đảng phân công đảng viên trực tiếp tham gia và theo dõi các hoạt động của tổ chức đoàn, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đảng viên trong công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng giúp đỡ quần chúng ưu tú, đối tượng Đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm và tính gương mẫu của đảng viên trẻ. Qua đó, đã góp phần ổn định tư tưởng, tăng niềm tin của thanh niên nông thôn đối với sự lãnh đạo của Đảng, giúp thanh niên nông thôn có nhận thức, có ý chí phấn đấu vươn lên trong lao động, sản xuất và học tập.

Nhóm phóng viên Phòng XDĐ-NC



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]