(Baothanhhoa.vn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ “Chi bộ là gốc rễ của Đảng”, “Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB)” là 1 trong những giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ).

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng

Bài 2: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ “Chi bộ là gốc rễ của Đảng”, “Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB)” là 1 trong những giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ).

Bài 2: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộChi bộ tổ dân phố 6, phường Ba Đình (TP Thanh Hóa) họp bàn giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Ảnh: PV

Tin liên quan:
  • Bài 2: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
    Bài 1: Củng cố “hạt nhân”, xây dựng “nền tảng” vững chắc cho Đảng

    Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) là nơi nắm vững và bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác xây dựng TCCSĐ là một yếu tố quan trọng để Đảng vững mạnh”. Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 90 năm qua, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn chăm lo xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, phát huy tốt vai trò “hạt nhân” chính trị ở cơ sở.

Nhận diện “khâu yếu, điểm yếu”

Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở và tập trung khắc phục khâu yếu, tính hình thức, sự đơn điệu trong SHCB nhằm xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 1051-QĐ/TU quy định “cấp ủy viên cấp trên dự sinh hoạt với chi bộ” tại khu dân cư nơi địa bàn phụ trách. Việc phân công cấp ủy viên tham gia sinh hoạt cùng chi bộ đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đối với chi bộ, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, đồng thời làm rõ những vấn đề, những vướng mắc ở cơ sở. Mỗi năm đã có hàng nghìn lượt cấp ủy viên các cấp về dự SHCB nơi cư trú và tổ chức đảng được phân công phụ trách. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành, triển khai nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt của các loại hình chi bộ. Các cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới sinh hoạt cấp ủy, SHCB theo hướng giữ vững kỷ cương, phát huy dân chủ. Các chi bộ đưa nội dung tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị trong sinh hoạt định kỳ. Cấp ủy phát huy vai trò, trí tuệ đảng viên trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ. Những TCCSĐ còn hạn chế, yếu kém đều đề ra giải pháp, thời gian khắc phục cụ thể.

“Những năm về trước, công tác chuẩn bị cho mỗi buổi SHCB thường sơ sài, mang tính hính thức, đảng viên ngại ghi chép vào sổ Đảng hay còn e dè, thảo luận thiếu sôi nổi. Buổi SHCB chưa tìm ra được điểm mới để đưa ra nghị quyết sát với thực tiễn, kết luận buổi sinh hoạt còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể...”. Đó là những hạn chế được đồng chí Lê Văn Chinh, Bí thư Chi bộ thôn Quang Trung, xã Bình Lương (Như Xuân) chỉ rõ. Qua trực tiếp dự sinh hoạt với các chi bộ thôn, đồng chí Lê Thị Quyên, Bí thư Đảng ủy xã Bình Lương cho biết: “Trước đây, nhiều đồng chí bí thư chi bộ trong điều hành còn thiếu linh hoạt, cứng nhắc, chưa “truyền lửa” và tạo được sức hấp dẫn đối với cán bộ, đảng viên. Điều đó khiến cho việc truyền tải các văn bản, ý kiến chỉ đạo của Đảng còn dập khuôn, máy móc, chưa tập hợp, phát huy được trí tuệ tập thể trong SHCB. Không ít các đồng chí đảng viên khi dự họp còn thụ động, ít tham gia phát biểu ý kiến, trong khi nội dung SHCB đơn điệu, chậm đổi mới khiến cho mỗi kỳ sinh hoạt trở nên áp lực đối với đảng viên. Thế nhưng, từ khi phân công các đồng chí trong ban chấp hành đảng ủy xã dự sinh hoạt cùng chi bộ đã khắc phục được tình trạng sinh hoạt mang tính hình thức, các đảng viên đến dự lấy lệ. Qua đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên”.

Theo đồng chí Vũ Anh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Vĩnh Lộc thì sinh hoạt ở các chi bộ chất lượng không đồng đều. Có những chi bộ trong các buổi sinh hoạt chưa phân biệt rõ giữa sinh hoạt Đảng và sinh hoạt chuyên môn. Mặc dù sinh hoạt chuyên đề có vai trò hết sức quan trọng, nhưng có chi bộ tổ chức sinh hoạt chưa thường xuyên hoặc không sinh hoạt theo từng chủ đề, chuyên đề. Đây là lý do vì sao chất lượng SHCB không cao, cần phải đổi mới, tìm hướng đi thích hợp.

Tự soi, tự sửa

Đảng bộ huyện Quan Sơn có 37 cơ sở đảng trực thuộc, 190 chi bộ với hơn 3.970 đảng viên, trong đó có 94 chi bộ thôn, bản, khu phố. Nhiều năm trước đây, trong các buổi SHCB, tinh thần tự phê bình và phê bình của các đảng viên chưa cao. Để chất lượng SHCB đi vào thực chất, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức các lớp tập huấn cho các đồng chí đảng ủy viên, chi ủy viên, bí thư, phó bí thư chi bộ. Chú trọng việc quy hoạch, lựa chọn đội ngũ bí thư chi bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác Đảng, có tâm huyết, năng lực và có uy tín. Cùng với đó, huyện phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và cán bộ các ban Đảng, cơ quan chuyên môn HĐND, UBND theo dõi và dự SHCB mỗi quý ít nhất 1 lần. Hằng quý, báo cáo kết quả dự SHCB để báo cáo với Tỉnh ủy. Với sự chỉ đạo sát sao, đến nay 100% chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở thực hành nghiêm túc việc SHCB và duy trì đúng lịch sinh hoạt theo quy định. Các chi bộ đều chấp hành nghiêm chế độ ghi chép sổ sách, lưu trữ sổ sách ghi chép. Nội dung sinh hoạt sát với thực tiễn cơ sở, đơn vị, lựa chọn những việc trọng tâm để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Các buổi sinh hoạt diễn ra dân chủ, phát huy được tinh thần trách nhiệm của các đảng viên.

Để các buổi SHCB định kỳ thực sự thu hút đảng viên, bà Phạm Thị Cậy, bí thư chi bộ tổ dân phố 6, phường Ba Đình (TP Thanh Hóa) bàn với chi ủy thay đổi phương thức, cách thức điều hành sinh hoạt, lựa chọn những vấn đề thiết thực, gần gũi với người dân để đánh giá, đưa ra chi bộ thảo luận, sao cho đảng viên dễ nhớ, dễ vận dụng. Những đảng viên được phân công theo dõi các khu dân cư có trách nhiệm báo cáo phần việc đã làm, vấn đề phát sinh cần tháo gỡ trước chi bộ. Đối với đảng viên trẻ ít phát biểu, bí thư chi bộ gợi mở, dẫn dắt vấn đề để đóng góp ý kiến, tạo không khí thảo luận sôi nổi. Từ việc nâng cao chất lượng SHCB, tổ dân phố 6 luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu”. Đồng chí Phạm Việt Phương, Bí thư Đảng ủy phường Ba Đình cho biết: “Qua SHCB cùng với đơn vị được giao phụ trách, tôi thấy nhiều đồng chí bí thư chi bộ có kỹ năng điều hành buổi sinh hoạt rất bài bản. Nhiều bí thư chi bộ đã nắm bắt đúng, trúng vấn đề mà người dân quan tâm để đưa ra buổi họp, dẫn dắt linh hoạt các buổi SHCB, tạo không khí dân chủ, cởi mở và sức hút đối với cán bộ, đảng viên”.

Sự vào cuộc của các địa phương trong khắc phục hạn chế, yếu kém theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng đã tạo nên những chuyển biến tích cực. Qua việc tự soi, tự sửa đã giúp mỗi cấp ủy phát huy hiệu quả hơn vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo; từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ý thức, trách nhiệm hơn về nhiệm vụ được giao, góp phần thay đổi tư duy để đổi mới, bứt phá. Để nâng cao chất lượng hoạt động của cấp ủy, Đảng ủy xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những khuyết điểm, hạn chế được chỉ ra sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể ban chấp hành. Đồng chí Lê Văn Trung, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hoằng Châu, cho biết: “Một trong những hạn chế được đảng ủy xã tập trung khắc phục là đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy, quản lý, điều hành của chính quyền. Đơn cử như, trước tình trạng Nhân dân bỏ ruộng hoang vụ mùa còn nhiều, ban chấp hành đảng bộ xã đã xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích các hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng; tiến hành rà soát diện tích lúa kém hiệu quả để khuyến khích Nhân dân chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có giá trị cao hơn, gắn với tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn để đưa cơ giớ hóa đồng bộ vào sản xuất. Đối với công tác tạo nguồn quần chúng ưu tú bồi dưỡng kết nạp Đảng ở một số chi bộ, đoàn thể chưa được quan tâm thường xuyên, từ đảng ủy đến chi ủy chi bộ đã quán triệt, triển khai sâu rộng các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng về công tác phát triển đảng viên gắn với tuyên truyền, giáo dục, động viên để đoàn viên, hội viên, Nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, niềm vinh dự, tự hào khi được kết nạp vào Đảng. Cùng với đó, MTTQ, các đoàn thể đổi mới nội dung, tổ chức đa dạng các phong trào thi đua để thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia. Các chi bộ xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên mới hàng năm và đưa nội dung công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả”.

Ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 13 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các TCCSĐ, tạo chuyển biến rõ nét trong việc sắp xếp bộ máy tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ”, các cấp ủy đảng đã triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả hơn, thực chất hơn. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: “Ở nhiệm kỳ trước, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lựa chọn nội dung nâng cao năng lực sức chiến đấu của TCCSĐ” là khâu đột phá để thực hiện. Đến nhiệm kỳ mới 2020-2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX lựa chọn nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ là chương trình trọng tâm. Điều này cho thấy, Đảng bộ tỉnh đã nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của công tác xây dựng TCCSĐ để các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể với những việc làm thường xuyên, liên tục. Mặc dù thời gian triển khai chưa lâu nhưng Chương trình 13 đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong thực hiện”.

Qua 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và 8 tháng triển khai thực hiện Chương trình 13 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy các cấp và cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ đã được nâng lên. Một trong những điểm nổi bật nhất trong công tác xây dựng Đảng từ đầu năm đến nay là công tác phát triển đảng viên mới. Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu kết nạp mỗi năm 3.000 đảng viên mới trở lên. Thế nhưng, năm đầu tiên thực hiện, toàn tỉnh đã có hơn 3.700 quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng. Đây là kết quả của một quá trình nỗ lực và quyết tâm từ tỉnh đến cơ sở. Điều này cho thấy, công tác phát triển đảng viên mới dù khó đến mấy nhưng nếu thật sự đồng lòng thì mọi việc đều có thể tháo gỡ.

Có thể khẳng định rằng, ở đâu cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy có nhận thức đầy đủ, xác định tốt vị trí, vai trò của chi bộ, ở đó việc nâng cao chất lượng SHCB được nâng lên. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện.

Nhóm phóng viên XDĐ-NC

Bài cuối: Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ mới.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]