(Baothanhhoa.vn) - Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhiệm kỳ 2015-2020,  Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bá Thước đã có nhiều cách làm đồng bộ, phù hợp, tạo “cú huých” để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng vào 2 chương trình trọng tâm về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) để giảm nghèo nhanh, bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Bá Thước phấn đấu trở thành huyện khá của khu vực miền núi

Bài 2: Phát huy nội lực, sáng tạo trong phát triển kinh tế

Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bá Thước đã có nhiều cách làm đồng bộ, phù hợp, tạo “cú huých” để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng vào 2 chương trình trọng tâm về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) để giảm nghèo nhanh, bền vững.

Bài 2: Phát huy nội lực, sáng tạo trong phát triển kinh tếNuôi cá lồng tại khu vực lòng hồ thủy điện Bá Thước II. Ảnh: Việt Hương

Khơi dậy tiềm năng du lịch

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, giàu giá trị. Đó là cảnh quan sông núi và hệ sinh thái đa dạng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; là nhiều di tích lịch sử có giá trị và những nếp nhà sàn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc Mường, Thái; là lối ẩm thực riêng có và hấp dẫn. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ XXII nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào mục tiêu đưa huyện Bá Thước thoát nghèo vào năm 2020. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng Chương trình hành động phát triển du lịch huyện Bá Thước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Bá Thước đến năm 2025, tầm nhìn 2030 để chủ động trong khai thác những lợi thế về tiềm năng xây dựng loại hình du lịch cộng đồng thành sản phẩm du lịch độc đáo, đủ sức cạnh tranh với các điểm đến khác trong cùng khu vực. Hơn nữa, phát triển mạnh du lịch cộng đồng còn tạo ra tiền đề để tăng cường công tác quản lý Nhà nước, thúc đẩy thu hút đầu tư vào các điểm đến khác có lợi thế nhằm mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, huyện đã lựa chọn thôn Đôn, xã Thành Lâm và thôn Kho Mường, xã Thành Sơn làm điểm xây dựng thôn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng và xây dựng NTM. Ban đầu khi bắt tay vào thực hiện mô hình, cả 2 thôn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất lưu trú, chất lượng dịch vụ du lịch, về nhận thức của người dân trong cách làm du lịch cộng đồng còn mơ hồ... Để “mở lối” cho phát triển du lịch, huyện Bá Thước đã tạo “đòn bẩy” bằng cách hỗ trợ 2 thôn xây dựng đường giao thông, thủy lợi, khôi phục nhà sàn truyền thống; hỗ trợ các gia đình xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo quy chuẩn; xây dựng nhà văn hóa thôn, khôi phục các trò chơi, trò diễn của đồng bào Thái, Mường; xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng, cổng bản, hệ thống bảng chỉ dẫn vào các điểm du lịch, biển tên các hộ gia đình kinh doanh homestay; mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kiến thức kỹ năng về du lịch, đồng thời kêu gọi, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch... Đến nay, địa danh du lịch cộng đồng của 2 thôn đã được rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Là người được tiếp thu đầu tiên để về “cầm tay chỉ việc” cho bà con trong thôn làm du lịch cộng đồng, giờ ngồi nhìn lại những ngày tháng ban đầu đó, ông Ngân Trung Sơn, Trưởng thôn Đôn tự hào: Nếu không có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong phát triển mô hình du lịch cộng đồng thì địa danh thôn Đôn không được “bay xa” để mỗi năm đón trên 20.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Hiện tại, toàn thôn có 21 hộ dân làm du lịch cộng đồng theo loại hình homestay, trong đó có hơn 10 hộ đón khách thường xuyên và cho thu nhập ổn định từ 25 đến 30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, trên địa bàn thôn còn có 5 doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư các cơ sở lưu trú du lịch, thu hút nhiều du khách nước ngoài đến nghỉ dưỡng. Điều quan trọng hơn cả đó là giờ đây người dân trong thôn không chỉ quan tâm đến phương thức làm du lịch mà còn nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương.

Sau mô hình làm điểm xây dựng thôn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng và xây dựng NTM của thôn Đôn, thôn Kho Mường, nhiều địa phương trên địa bàn huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng cũng đã triển khai thực hiện và đạt được kết quả bước đầu.

Đơn cử như xã Cổ Lũng có lợi thế thác Hiêu trong xanh, mát rượi, thuộc địa phận bản Ấm Hiêu - đã được công nhận là danh thắng cấp tỉnh năm 2015 và nằm trong vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Vài năm trở lại đây, thác Hiêu trở thành điểm đến yêu thích của dân phượt và du khách ưa du lịch khám phá. Ông Bùi Văn Sâm, Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, cho biết: Hiện, toàn xã có 17 hộ đủ điều kiện để cung ứng dịch vụ homestay. Hàng năm, mô hình du lịch cộng đồng tại đây thu hút khoảng 10.000 lượt khách trong nước và 500 – 1.000 lượt khách nước ngoài. Du khách đến đây không chỉ được hòa mình vào đời sống sinh hoạt của người dân bản Ấm Hiêu, mà còn được thưởng thức các món ăn bản địa, như măng đắng, vịt Cổ Lũng... cùng nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái. Từ hoạt động du lịch cộng đồng, nhiều hộ kinh tế khó khăn trong xã đã vươn lên thành hộ khá giả.

Nhờ có chủ trương phát triển du lịch sinh thái cộng đồng đúng hướng, cùng với sự năng động nhạy bén của các doanh nghiệp và hộ dân, lượng khách du lịch đến các điểm du lịch cộng đồng ở huyện Bá Thước tăng nhanh qua các năm, quy mô và chất lượng hoạt động du lịch không ngừng được tăng lên. Nếu như năm 2015 có 26 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch sinh thái cộng đồng, đến năm 2020 Khu du lịch sinh thái Pù Luông đã có 70 cơ sở nghỉ dưỡng, nhà nghỉ sinh thái cộng đồng. Trong đó, đáng chú ý huyện đã thu hút, kêu gọi được một số dự án đầu tư từ các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nổi bật phải kể đến dự án khu nghỉ dưỡng Pù Luông Retreat tại thôn Đôn (xã Thành Lâm); Dự án Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Village tại xã Thành Sơn; Pù Luông Eco Garden... Tổng số khách du lịch giai đoạn 2016 - 2020 ước đón trên 171.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế trên 47.000 lượt), doanh thu từ du lịch ước đạt 150 tỷ đồng. Từ năm 2016 - 2020 tổng kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch trên 320,6 tỷ đồng, trong đó xây dựng cơ sở nghỉ dưỡng, bungalow, homestay 250 tỷ đồng, đường giao thông đến các khu, điểm du lịch 68 tỷ đồng, xây dựng nhà vệ sinh công cộng, hệ thống đèn chiếu sáng 2,6 tỷ đồng...

Lấy nông nghiệp và xây dựng NTM làm “bệ đỡ”

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có khả năng tạo ra một chuỗi dịch vụ từ các ngành nghề khác nhau, trong đó nông nghiệp và xây dựng NTM có vai trò “bệ đỡ” quan trọng. Phát huy lợi thế đặc thù của một huyện miền núi, huyện Bá Thước đã tổ chức rà soát các quy hoạch, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của huyện, như: Trâu, bò, dê, lợn cỏ, vịt Cổ Lũng, gà thả đồi; quýt Bá Thước, cải xoong, măng ngọt, các cây dược liệu bản địa, như: Giảo cổ lam, sa nhân...; thâm canh phục tráng rừng luồng và đẩy mạnh chương trình trồng rừng gỗ lớn; nghiên cứu lựa chọn đưa vào sản xuất một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao. Tập trung chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tập thể, HTX, tổ hợp tác, phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Đặc biệt, trên cơ sở Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Bá Thước đến năm 2025, tầm nhìn 2030, huyện đã tổ chức khảo sát, phân định rõ khu vực, xã, thôn có tiềm năng phát triển du lịch để lập đề án xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch, cũng như có phương án giữ gìn, phát huy các lợi thế của tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa bản địa, gắn với tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, du lịch, lễ hội để thu hút và phát triển du lịch cộng đồng ở các xã thuộc khu vực Quốc Thành.

Nét nổi bật trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Bá Thước đối với lĩnh vực này đó là đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03-NQ/HU ngày 11-5-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bá Thước về quản lý, khai thác lòng hồ thủy điện Bá Thước 2, Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 11-5-2016 về phát triển chăn nuôi vật nuôi có lợi thế trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 – 2020 và các năm tiếp theo.

Theo ông Vũ Đình Hảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước: Tổng diện tích đất, mặt nước thuộc hồ thủy điện Bá Thước 2 bàn giao cho UBND huyện quản lý là 680,29 ha, trong đó có 535,96 ha là mặt nước tự nhiên, 144,33 ha là diện tích vùng đất ngập nước (chỉ có 77,88 ha có thể khai thác, sử dụng) thuộc địa bàn 4 xã, thị trấn: Cành Nàng, Ban Công, Hạ Trung, Ái Thượng. Đến nay, 4/4 xã đã tổ chức đấu thầu cho các hộ khai thác, sử dụng, trong đó có 62 hộ trúng thầu với tổng diện tích 49,07 ha, nộp ngân sách Nhà nước hơn 550 triệu đồng. Đa số các hộ trúng thầu đã sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản, nuôi cá kết hợp trồng lúa, cây hoa màu... Huyện đã hỗ trợ, tạo điều kiện, tổ chức nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản tại một số xã có điều kiện. Ngoài các hộ nuôi cá rô phi đơn tính tập trung ở xã Ái Thượng, đến nay trên địa bàn huyện có trên 200 hộ nuôi cá rô phi đơn tính xen với các loài cá trắm, mè, tổng diện tích trên 17 ha, tập trung nhiều ở các xã: Điền Lư, Điền Trung, Lương Ngoại, Thiết Ống, Ái Thượng, Ban Công và thị trấn Cành Nàng.

Đối với phát triển chăn nuôi vật nuôi có lợi thế trên địa bàn huyện, xã Cổ Lũng là một trong những đơn vị đi đầu, nổi bật với giống thủy cầm đặc sản - vịt Cổ Lũng. Đây là giống vịt quý hiếm, con giống di truyền có từ lâu đời. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và góp phần bảo tồn nguồn gen giống vịt bản địa quý hiếm này, huyện Bá Thước và xã Cổ Lũng đã tạo điều kiện cho các cá nhân, tập thể trong và ngoài huyện đầu tư xây dựng trang trại, phát triển giống vịt Cổ Lũng. Hiện, đàn vịt Cổ Lũng tại địa phương đã lên tới khoảng 40.000 con, với khoảng 6 thôn và gần 200 hộ tham gia. Trong đó, có 7 hộ nuôi giống vịt bản địa Cổ Lũng đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động giao lưu hàng hóa như vịt Cổ Lũng, rau cải xoong và các sản phẩm nông nghiệp khác của địa phương đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và cải thiện cuộc sống. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 tại xã Cổ Lũng ước đạt 27 triệu đồng, tăng gấp 3,37 lần so với năm 2015.

Chính những sản phẩm từ ngành chăn nuôi hay những đặc sản ưu thế cạnh tranh ở các địa phương trong huyện không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm cho Nhân dân địa phương mà còn tạo ra những sản phẩm nông sản chất lượng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Mặc dù sự phát triển của các ngành nghề ấy còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có, song “vòng tròn” hỗ trợ, gắn phát triển du lịch cộng đồng với nông nghiệp toàn diện, xây dựng NTM đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân các dân tộc trong huyện.

Tô Dung - Việt Hương

Bài 3: Tạo động lực để đổi mới, bứt phá.

Tin liên quan:
  • Bài 2: Phát huy nội lực, sáng tạo trong phát triển kinh tế
    Bài 1: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xác định tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở nên ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Bá Thước đã thực hiện nhiều giải pháp để đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và đã đạt được những kết quả quan trọng.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]