(Baothanhhoa.vn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) là nơi nắm vững và bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác xây dựng TCCSĐ là một yếu tố quan trọng để Đảng vững mạnh”. Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 90 năm qua, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn chăm lo xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, phát huy tốt vai trò “hạt nhân” chính trị ở cơ sở.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Củng cố “hạt nhân”, xây dựng “nền tảng” vững chắc cho Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) là nơi nắm vững và bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác xây dựng TCCSĐ là một yếu tố quan trọng để Đảng vững mạnh”. Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 90 năm qua, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn chăm lo xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, phát huy tốt vai trò “hạt nhân” chính trị ở cơ sở.

Bài 1: Củng cố “hạt nhân”, xây dựng “nền tảng” vững chắc cho ĐảngĐảng ủy xã Quảng Ngọc (Quảng Xương) họp bàn giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Ảnh: tố phương

Chiến lược “dài hơi” cho cả nhiệm kỳ

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có 31 đảng bộ trực thuộc, 1.462 TCCSĐ với 230.741 đảng viên, sinh hoạt ở 10.109 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở - là đảng bộ có số đảng viên lớn thứ 2 cả nước. Được xem là “nền tảng” của Đảng, là “hạt nhân” chính trị ở cơ sở, nhiều năm qua, Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng đã “dồn sức” để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, xây dựng mỗi TCCSĐ thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nhiệm kỳ đại hội, nội dung “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng” được xác định là khâu đột phá quan trọng để tập trung thực hiện. Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, tạo chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ” là 1 trong 6 chương trình trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ hơn, quyết liệt, hiệu quả hơn.

Để thực hiện thành công chương trình trọng tâm này, ngày 16-4-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình 13-CTr/TU về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, tạo chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ”. Tinh thần và điểm nhấn nổi bật của Chương trình 13 là xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh ở cơ sở; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Điểm mấu chốt để xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh là yếu tố con người. Do đó Chương trình 13 nhấn mạnh nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu phù hợp và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đủ sức lãnh đạo xây dựng Thanh Hóa đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để đạt được mục tiêu xuyên suốt này, các mục tiêu cụ thể khác được đề ra ở mức cao, đó là: Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành việc bố trí bí thư cấp ủy cấp huyện, cấp xã và chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã không phải người địa phương, đồng thời bố trí thêm một số chức danh khác. Phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên, tỷ lệ trẻ tuổi từ 10% trở lên và phải có cán bộ nữ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện; trong ban thường vụ và thường trực cấp ủy các huyện miền núi phải có các cán bộ là người dân tộc Kinh; trong lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh phấn đấu có cán bộ là người dân tộc thiểu số. 100% chi bộ trong sinh hoạt thường kỳ hàng tháng đều đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) trở thành nội dung sinh hoạt của chi bộ. Tỷ lệ TCCSĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đạt 80% trở lên; phấn đấu không có TCCSĐ không hoàn thành nhiệm vụ. Hằng năm, toàn Đảng bộ tỉnh kết nạp 3.000 đảng viên mới trở lên.

Chuyển biến rõ nét ở mỗi TCCSĐ

Là đảng bộ lớn, Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hiện có 132 TCCSĐ với 14.385 đảng viên. Xác định TCCSĐ có mạnh thì mới đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị nên công tác xây dựng TCCSĐ vững mạnh toàn diện luôn được Đảng bộ Khối quan tâm. Cụ thể hoá Chương trình 13 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối và cấp ủy cơ sở đã ban hành kế hoạch thực hiện với những chỉ tiêu, nhiệm vụ rất cụ thể, đồng thời đề ra các nhóm giải pháp lớn để tập trung thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Cùng với xây dựng chương trình công tác, xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, Đảng uỷ Khối rất coi trọng việc đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, phát huy tính tiền phong, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Việc củng cố, thành lập các tổ chức đảng được thực hiện kịp thời gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trên các lĩnh vực. Đặc biệt, chất lượng sinh hoạt của cấp ủy và chi bộ có nhiều đổi mới. Từ xây dựng TCCSĐ vững mạnh, các nhiệm vụ chính trị đã được tổ chức thực hiện hiệu quả ở tất cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Nổi bật là từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tổ chức đảng trong các ban, sở, ngành cấp tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tham mưu để thực hiện tốt công tác xây dựng thể chế, các đề án, chương trình kế hoạch... đầu nhiệm kỳ. TCCSĐ cơ quan MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội quan tâm, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các cấp vững mạnh. Tại các doanh nghiệp, TCCSĐ đã tham gia cùng lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn người lao động.

Đảng bộ huyện Như Xuân hiện có 36 TCCSĐ, với 4.446 đảng viên, trong đó có 262 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Đồng chí Lê Văn Thuận, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Như Xuân cho biết: “Thực hiện Chương trình 13 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy Như Xuân đã tập trung rà soát, sắp xếp, củng cố, kiện toàn các TCCSĐ, gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy từ xã đến thôn. Cùng với việc quán triệt, triển khai sâu rộng chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến các cấp ủy, cán bộ, đảng viên, Huyện ủy Như Xuân đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt. Trọng tâm là hướng dẫn các chi bộ xây dựng và ban hành nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương sát thực tiễn, có tính khả thi cao, đồng thời xây dựng kế hoạch, giải pháp để phát triển đảng viên mới nhằm kịp thời bổ sung sức trẻ cho các chi bộ”.

Nằm ở phía Tây Nam của huyện Như Xuân, Đảng bộ xã Hóa Quỳ có 20 chi bộ (14 chi bộ thôn và 5 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ trạm y tế) với tổng số 396 đảng viên. Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, cấp ủy, chính quyền xã Hóa Quỳ luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, ngăn ngừa tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ, thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình. Nâng cao chất lượng công tác cán bộ, từ việc quy hoạch đến nhận xét, đánh giá, gắn với kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Để tăng cường sự lãnh đạo, ban thường vụ đảng ủy xã đã phân công các đồng chí cấp ủy về dự sinh hoạt với các chi bộ, qua đó tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nắm chắc được tình hình trong Nhân dân để giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc tại cơ sở. Vì vậy, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được phát huy, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội ngay trong năm đầu thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp.

Phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ. Là huyện miền núi, điều kiện kinh tế còn khó khăn, thành phần dân cư đa dạng nên công tác phát triển Đảng ở Cẩm Thủy chưa khi nào dễ dàng. Thế nhưng, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy là yếu tố “then chốt” tạo nên điểm nhấn trong công tác phát triển đảng viên mới nơi đây. Với quan điểm chỉ đạo và hành động quyết liệt, 9 tháng năm 2021, toàn huyện đã kết nạp được 118 đảng viên, đạt 147,5% (vượt mục tiêu của cả năm đề ra là kết nạp 80 đảng viên mới). Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Cẩm Thủy cho biết: “Bằng sự quyết tâm, dồn lực và huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, Cẩm Thủy đã làm tốt công tác phát triển đảng viên và được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ biểu dương. Đạt được kết quả này, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo, truyền “sức nóng” đến từng đảng bộ, chi bộ trực thuộc, đồng thời giao nhiệm vụ cho ban đảng, phân công các đồng chí Thường vụ Huyện uỷ, huyện uỷ viên trực tiếp chỉ đạo tại cơ sở. Đối với cấp cơ sở, các chi bộ luôn theo dõi sát sao để phát hiện và giúp đỡ những “hạt nhân” ưu tú một cách hiệu quả nhất”.

Có thể thấy, thực hiện Chương trình 13-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp trong toàn Đảng bộ tỉnh đã khẩn trương thể chế hóa, cụ thể hóa những nội dung liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị mình thành các văn bản để tổ chức thực hiện ở cấp mình. Trong đó, xác định rõ các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, những công việc phải làm trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, có lộ trình phù hợp, gắn với phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, đơn vị... Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, các chi bộ, đảng bộ cấp dưới, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được tích cực triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả.

Nhóm pv XDĐ-NC

Bài 2: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]