(Baothanhhoa.vn) - Xác định xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn là một trong các giải pháp nhằm hướng đến nền nông nghiệp sạch và an toàn, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan cùng chính quyền các địa phương mở rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nâng cao giá trị nông sản, cung ứng sản phẩm có chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Xác định xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn là một trong các giải pháp nhằm hướng đến nền nông nghiệp sạch và an toàn, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan cùng chính quyền các địa phương mở rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nâng cao giá trị nông sản, cung ứng sản phẩm có chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Hộ gia đình tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi ở huyện Vĩnh Lộc tuân thủ nghiêm các quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần (TP Thanh Hóa) là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng trứng gà, vịt, với quy mô 6 triệu quả/năm. Để xây dựng thương hiệu và khẳng định chất lượng cho các sản phẩm, từ năm 2016 công ty đăng ký và đã được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng an toàn. Ngoài sản xuất, kinh doanh, công ty đã bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.

Giám đốc công ty Tống Thị Hiền cho biết: Khi thực hiện sản xuất, kinh doanh theo chuỗi thì tất cả các quy trình từ sản xuất, sơ chế và tiêu thụ đều được giám sát nghiêm ngặt. Công ty chủ động liên kết và xây dựng mạng lưới cửa hàng kinh doanh, đủ năng lực cung ứng thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng, bảo đảm đa dạng về chủng loại, số lượng, chất lượng và luôn giữ giá ổn định. Sản phẩm của công ty đang cung ứng cho Siêu thị Co.op Mart, Siêu thị GO!, Tập đoàn FLC, Vinmart, cùng nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Tại huyện Vĩnh Lộc, năm 2024 huyện đã hoàn thành 1 chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn tại xã Vĩnh Quang với diện tích 20ha, trồng bằng giống lúa J02, vụ xuân năm 2024 được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Tân Tiến; 2 chuỗi rau, quả an toàn (trong đó thực hiện trên địa bàn xã Vĩnh Quang tại xứ đồng Bãi Phường, thôn Tiến Ích 1 và thôn Lê Sơn với diện tích 4ha; địa bàn xã Vĩnh Yên thực hiện tại Đồng Bãi, thôn Yên Tôn Thượng với diện tích 8,5ha); 2 chuỗi thịt gia súc, gia cầm an toàn (trong đó 1 chuỗi thực hiện tại hộ ông Đỗ Đồng Thành, thôn Sóc Sơn 2, xã Vĩnh Hùng; 1 chuỗi thực hiện trên địa bàn xã Vĩnh Hòa tại hộ ông Nguyễn Văn Thiếp, thôn Pháp Ngỡ, quy mô 3 lứa/năm, mỗi lứa trên 9.000 con); 1 chuỗi thủy sản an toàn thực hiện trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh tại hộ gia đình bà Hoàng Thị Ngoan địa chỉ tại thôn 1, diện tích trên 1,2ha. Ngoài ra duy trì 41 chuỗi (3 chuỗi lúa gạo; 35 chuỗi rau, quả; 3 chuỗi thịt gia súc, gia cầm an toàn thực phẩm và thủy sản). Cùng với đó, đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 59 cơ sở...

Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc Nguyễn Văn Tâm cho biết: Để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ, trước mỗi vụ sản xuất, huyện đều triển khai phương án, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, huyện chú trọng phát triển vùng trồng rau, quả an toàn, diện tích nông nghiệp công nghệ cao để cung ứng ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng. Cùng với đó, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân phát triển các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại các xã, thị trấn, các khu dân cư.

Thời gian qua, công tác xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông - lâm - thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo sát sao và đạt kết quả quan trọng. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 114/112 chuỗi, đạt 101,8% kế hoạch, trong đó có 30/29 chuỗi lúa gạo, 32/31 chuỗi rau, quả, 28/29 chuỗi thịt gia súc, gia cầm, 24/23 chuỗi thủy sản. Một số địa phương hoàn thành vượt kế hoạch như huyện Yên Định và Như Thanh.

Việc phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại Thanh Hóa bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, hình thành nhiều mối liên kết giữa sản xuất - cung ứng và tiêu thụ thực phẩm an toàn, tạo tiền đề cho chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế như: Quy mô, sản lượng hàng hóa các chuỗi còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được các chuỗi sản phẩm chủ lực có quy mô lớn, sản lượng ổn định; liên kết chưa thực sự bền vững...

Đứng trước yêu cầu về việc cần phải xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, rất cần có sự quan tâm khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách từ Nhà nước để hỗ trợ cơ sở sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp nhằm tạo vùng nguyên liệu an toàn, thuận lợi cho việc kết nối chuỗi thực phẩm an toàn; hỗ trợ các cơ sở sơ chế, chế biến xây dựng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá để mọi người hiểu về lợi ích việc tham gia chuỗi thực phẩm an toàn; tổ chức các hội nghị kết nối các cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh nhằm hình thành ngày càng nhiều các liên kết chuỗi..., góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]