(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản và liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với người dân.

Xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản

Nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản và liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với người dân.

Xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản

Công nhân Nhà máy Chế biến lúa gạo của Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng (xã Hà Long) hoàn thiện sản phẩm.

Được sự quan tâm tạo điều kiện và bàn giao mặt bằng theo cam kết của địa phương, tháng 1/2024, Công ty CP Đầu tư phát triển VINAGREEN đã khởi công xây dựng Nhà máy Chế biến nông sản chất lượng cao VINAGREEN tại xã Triệu Sơn với quy mô 6,5ha; tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của nhà máy có công suất chế biến lúa gạo 100.000 tấn/năm. Giai đoạn 2 của nhà máy sẽ sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu như ngũ cốc dinh dưỡng, cà phê, bún, miến, phở... Sau 1 năm xây dựng, tháng 1/2025, nhà máy đã chính thức vận hành và hiện sản phẩm đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã.

Theo ông Đỗ Minh Thủy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển VINAGREEN, nhà máy chế biến nông sản được công ty đầu tư xây dựng và phát triển trên định hướng theo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, HTX. Hiện nay, công ty đang tập trung phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung theo hướng thâm canh, năng suất, chất lượng cao. Các vùng trồng sẽ được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật chuẩn, được bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn chất lượng cao, hướng tới xuất khẩu.

Xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản

Công nhân Nhà máy Chế biến nông sản chất lượng cao VINAGREEN (xã Triệu Sơn) trong ca sản xuất.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 8 doanh nghiệp chế biến gạo với tổng công suất 295 nghìn tấn/năm. Trong đó, có 1 cơ sở chế biến sữa gạo lứt giàu protein với công suất 120 triệu hộp 250 ml/năm. Sản lượng lúa gạo được các nhà máy thu mua chế biến hằng năm chiếm khoảng 16,8% tổng sản lượng lúa trên địa bàn tỉnh. Trong chế biến mía đường đã thu hút được 2 doanh nghiệp sản xuất, chế biến với tổng công suất 1,68 triệu tấn/năm; sản phẩm chủ yếu là đường các loại, phục vụ xuất khẩu và thị trường nội địa. Toàn tỉnh cũng thu hút 5 doanh nghiệp, cơ sở chế biến tinh bột sắn với tổng công suất 160.200 tấn/năm; phần lớn sản phẩm tinh bột sắn phục vụ xuất khẩu và một phần dùng cho thị trường nội địa. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng thu hút được 6 doanh nghiệp chế biến trái cây, chủ yếu là chế biến dứa đóng hộp với tổng công suất 13.600 tấn/năm. 10 doanh nghiệp chuyên chế biến, bảo quản rau với tổng công suất 21.500 tấn/năm (trong đó có 1 doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm xuất khẩu); sản lượng rau của tỉnh được sơ chế, chế biến trước khi đưa ra thị trường đạt khoảng 20%, còn lại là tiêu thụ dạng thô. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX chế biến cũng đầu tư xây dựng 19 kho bảo quản nông sản với tổng công suất 5.475 tấn.

Nhằm phát triển cơ sở bảo quản, chế biến nông sản, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các giải pháp thực hiện Đề án "Kết nối sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”. Trong đó, tiếp tục thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, tập trung vào các nhà máy chế biến tại các vùng nguyên liệu tập trung; ưu tiên các dự án đầu tư sơ chế, bảo quản rau, quả tươi, trái cây đặc sản của từng địa phương với công nghệ hiện đại, giúp giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch, nhất là sản phẩm nông sản; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tiếp tục nhân rộng và hình thành mới các trung tâm sau thu hoạch, gắn với vùng nguyên liệu sản xuất, kết hợp xây dựng mô hình trung tâm sau thu hoạch với trung tâm logistics.

Cùng với đó, các ngành có liên quan của tỉnh tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trước mắt, tập trung thu hút đầu tư mới từ 2 - 3 nhà máy quy mô lớn, công nghệ hiện đại để chế biến rau, quả tại các vùng sản xuất tập trung. Đồng thời, phát triển hệ thống các cơ sở sơ chế, chế biến rau, quả quy mô nhỏ, có công suất và công nghệ phù hợp với đặc thù và khả năng sản xuất nguyên liệu tại các địa phương, nhằm đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến, góp phần tăng tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp qua chế biến của tỉnh.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]