(Baothanhhoa.vn) - Xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chìa khóa giúp nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, vì vậy, mấy năm trở lại đây, người dân xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa) đã tích cực đưa nhiều cây trồng mới, phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện canh tác vào sản xuất. Nhờ đó, giá trị trên ha đất canh tác của xã hiện nay đạt 195 triệu đồng/ha/năm, góp phần nâng mức thu nhập của người dân là 60 triệu đồng/người/năm.

Xã Hoằng Đông tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chìa khóa giúp nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, vì vậy, mấy năm trở lại đây, người dân xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa) đã tích cực đưa nhiều cây trồng mới, phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện canh tác vào sản xuất. Nhờ đó, giá trị trên ha đất canh tác của xã hiện nay đạt 195 triệu đồng/ha/năm, góp phần nâng mức thu nhập của người dân là 60 triệu đồng/người/năm.

Xã Hoằng Đông tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồngNhân dân xã Hoằng Đông thu hoạch đậu tương rau.

Chị Chu Thị Chúc, thôn Lê Gia phấn khởi cho biết: “Vụ xuân hè năm 2023, gia đình tôi trồng 5 sào đậu tương rau để bán cho Công ty CP Xuất khẩu rau quả Đồng Giao (Ninh Bình). Tuy là vụ đầu tiên trồng loại cây này nhưng năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây màu khác mà gia đình tôi đã trồng trước đó”. Theo tính toán của chị Chúc, trồng đậu tương rau chỉ sau 70 - 75 ngày là cho thu hoạch, năng suất đạt 5 tạ quả/sào. Với giá thu mua của công ty là 8.500 đồng/kg, 5 sào đậu tương rau sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, đem lại cho gia đình khoản thu nhập 15 triệu đồng, lãi gấp đôi so với trồng lạc.

Nhận thấy mô hình lúa - cá đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội, cuối năm 2022, anh Nguyễn Tiên Minh, thôn Quang Trung đã mạnh dạn chuyển đổi 6 sào đất lúa thuộc vùng sâu trũng chỉ cấy được 1 vụ sang mô hình lúa - cá kết hợp. Anh Minh cho biết: “Vụ lúa chiêm xuân vừa qua, tôi đưa giống lúa ST25 của Sóc Trăng vào gieo cấy thử nghiệm với diện tích 4 sào. Tuy là vụ đầu tiên nhưng năng suất đạt 3,7 tạ/sào, với giá thu mua của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hoằng Hóa là 850.000 đồng/tạ, 4 sào lúa sau khi trừ chi phí, đem lại cho gia đình tôi khoản thu nhập là 10 triệu đồng. Ngoài trồng lúa, tôi còn thả thêm các giống cá nước ngọt như cá trôi, trắm, chép... hiện mỗi con có trọng lượng khoảng 500g. Nếu như thời tiết thuận lợi, toàn bộ diện tích hiện gia đình tôi đang nuôi thả cá, sẽ cho thu nhập hàng chục triệu đồng”.

Ngoài đưa cây đậu tương rau, lúa ST25, trước đó xã Hoằng Đông đã đưa nhiều giống cây mới vào gieo trồng và liên kết với đơn vị đứng ra bao tiêu sản phẩm như liên kết với Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế An Việt, xã Hoằng Đức (Hoằng Hóa) trồng khoai tây Marabel - Đức... Việc liên kết này, không chỉ giúp bà con tìm đầu ra với giá cả ổn định mà còn góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên ha đất canh tác. Được biết, trong số 160 ha đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã, có 100 ha đất 2 lúa, còn lại là đất trồng màu. Vì vậy, để nâng cao giá trị thu nhập trên ha đất canh tác, địa phương xác định cần phải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trên tinh thần đó, với trên 60 ha đất trồng màu, xã Hoằng Đông đã quy hoạch, đưa giống khoai tây Marabel - Đức vào trồng trên diện tích 35 ha, đồng thời liên kết với Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế An Việt trong việc bao tiêu sản phẩm. Qua 2 năm đưa giống khoai tây Marabel - Đức vào trồng, năng suất đạt từ 28 - 30 tấn/ha, với giá thu mua của công ty là 7.000 đồng/kg (loại 1) và 3.000 đồng/kg (loại 2), sau khi trừ chi phí đầu tư (giống, phân bón, công cày bừa, chăm sóc), đem lại thu nhập cho người trồng khoai là 150 triệu đồng/ha/vụ...

Theo kế hoạch, xã Hoằng Đông sẽ tiếp tục đưa cây đậu tương rau vào gieo trồng trên diện tích 16 ha và đơn vị đứng ra bao tiêu sản phẩm là Công ty CP Xuất khẩu rau quả Đồng Giao (Ninh Bình); chuyển đổi 100 ha diện tích đất lúa vùng sâu trũng chỉ cấy được 1 vụ sang mô hình cá - lúa; vụ chiêm xuân năm 2023 thực hiện chuyển đổi 3,5 ha/40 ha sang mô hình cá - lúa và lúa - tôm thẻ chân trắng, đồng thời đưa giống lúa ST25 vào gieo trồng thử nghiệm trên diện tích chuyển đổi này...

Đánh giá hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương trong thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đông, Nguyễn Đình Hưng cho biết: Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nhiều giống cây mới vào sản xuất đã giúp Hoằng Đông xây dựng thành công các vùng chuyên canh, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm, giúp đầu ra ổn định và nâng cao giá trị thu nhập trên ha đất canh tác lên 195 triệu đồng/ha/năm, tăng 20 triệu đồng so với năm 2020...

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]