WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe vì đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ đã lan rộng khắp Cộng hòa Dân chủ Congo trước khi lây lan sang các quốc gia khác. Cộng hòa Dân chủ Congo chính là nơi đầu tiên loại virus này được phát hiện ở người vào năm 1970.
Bàn tay của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại CHDC Congo. (Ảnh: Getty Images/ TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/8 đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ (mpox) ở châu Phi.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Hôm nay, ủy ban chuyên gia đã họp khẩn cấp và thông báo với tôi rằng, theo quan điểm của họ, tình hình này là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm. Tôi đã chấp nhận lời khuyên đó.”
Cũng theo Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, ủy ban chuyên gia đã đưa ra đề xuất về việc sử dụng vaccine phòng ngừa mpox trong thời gian tới.Cuộc họp quy tụ 16 chuyên gia quốc tế, diễn ra sau khi cơ quan giám sát y tế của Liên minh châu Phi (AU) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cấp châu lục vì đợt bùng phát đang lan mạnh.
Bệnh đậu mùa khỉ đã lan rộng khắp Cộng hòa Dân chủ Congo trước khi lây lan sang các quốc gia khác. Cộng hòa Dân chủ Congo chính là nơi đầu tiên loại virus gây bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện ở người vào năm 1970.
Theo số liệu của CDC châu Phi, kể từ tháng 1/2022 đến ngày 4/8, châu lục này có 38.465 ca mắc Mpox và có 1.456 ca tử vong.
Các quốc gia bị ảnh hưởng bao gồm Burundi, Cameroon, Congo, Ghana, Liberia, Nigeria, Rwanda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Phi, Uganda và Kenya.
Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình về bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, tăng bạch huyết.
Tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC) và tái khẳng định quy chế này vào tháng 11/2022 và tháng 2/2023.
Tháng 5/2023, WHO dỡ bỏ PHEIC đối với bệnh đậu mùa khỉ. PHEIC là mức báo động cao nhất mà WHO có thể đưa ra, cho phép kích hoạt các phản ứng khẩn cấp ở các quốc gia trên toàn thế giới theo Quy định Y tế quốc tế có ràng buộc về mặt pháp lý./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 09:31:00
Hiệu quả từ các đề án nâng cao chất lượng dân số ở huyện Quan Hóa
-
2025-01-15 09:23:00
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1 năm 2025
-
2024-08-13 14:47:00
Thai phụ mắc bệnh bạch hầu ở thị trấn Mường Lát đã được xuất viện
Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn tăng cường tuyên truyền cho người dân về dịch bệnh bạch hầu
Không để bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm
Mất ngủ, khó ngủ - Căn bệnh không chừa một ai
WHO triệu tập cuộc họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ lây lan mạnh ở châu Phi
Thực hiện thành công ca ghép khí quản kết hợp tạo hình thực quản phức tạp
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng kiểm tra công tác phòng, chống dịch bạch hầu tại huyện Mường Lát
Hội nghị Khoa học kỹ thuật Nhãn khoa toàn quốc năm 2024
Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá và đoàn công tác Sở Y tế tỉnh Nghệ An trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển y tế chuyên sâu
Bảo đảm an toàn người bệnh và phòng ngừa sự cố y khoa